Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí
chủ nhật, 30/07/2023Nội dung bài viết
Nếu bạn là một chủ đầu tư đang ấp ủ một dự án kinh doanh homestay với chi phí có hạn nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận và thu hút khách hàng, thì điều đầu tiên cần quan tâm chính là các cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí. Đừng lo, Ken Kasa sẽ mang đến cho bạn cách thiết kế phòng homestay sao cho tiết kiệm nhất, phù hợp với những nhà đầu tư có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn kinh doanh loại hình lưu trú này qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ tối ưu hóa không gian trong phòng
- 2. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên
- 3. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ nội thất và trang trí đơn giản
- 4. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ tận dụng nguồn lực có sẵn, sử dụng vật liệu tái chế và tái sử dụng
- 5. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ chăm sóc và bảo trì định kỳ
1. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ tối ưu hóa không gian trong phòng
Đầu tiên, một trong những cách quan trọng để tiết kiệm chi phí trong các cách thiết kế phòng homestay không thể không nhắc đến chính là tối ưu hóa không gian ngủ. Khi thiết kế, hãy tận dụng mỗi mét vuông trong phòng để có thể mang đến đầy đủ công năng nhất nhưng vẫn không quên tạo ra cảm giác rộng rãi và thoải mái cho khách hàng.
Điều này được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng màu sắc hợp lý và trang trí thông minh giúp tạo cảm giác rộng rãi hơn. Màu sắc sáng như trắng, be và tường có thiết kế đơn giản giúp làm cho không gian trở nên mở rộng hơn.
Đương nhiên việc lựa chọn nội thất đơn giản và không quá cầu kỳ cũng là một cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí. Hơn thế nữa, điều này còn giúp chủ đầu tư dễ dàng bảo dưỡng và sửa chữa khi cần thiết. Việc bố trí nội thất sát góc và không che khuất quá nhiều không gian sẽ giúp phòng homestay trở nên thu hút hơn với khách hàng.
2. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên
Việc sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên là một cách tuyệt vời để tiết kiệm chi phí năng lượng và đồng thời giúp tạo không gian ấm cúng và thoải mái cho phòng homestay. Khi thiết kế, hãy đảm bảo phòng homestay có nhiều cửa sổ và rèm cửa linh hoạt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong phòng.
Ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp giảm chi phí về điện năng mà còn giúp tạo ra không gian mở, khiến khách hàng thư giãn và gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, các vật liệu trong suốt như gương hoặc vách kính trong việc chia bố cục không gian phòng cũng là một cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được ánh sáng trong phòng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết để thiết kế phòng homestay nhỏ mà vẫn thu hút khách thuê
3. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ nội thất và trang trí đơn giản
Nội thất có thể là một mục chiếm nhiều chi phí nhất trong quá trình thiết kế phòng homestay. Do đó, để tiết kiệm tối đa thì ngay từ việc lựa chọn giường ngủ phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể chọn các loại giường có giá cả phải chăng nhưng vẫn đảm bảo thoải mái cho khách hàng. Giường có thiết kế đơn giản, không cầu kỳ và đảm bảo tư thế ngủ thoải mái sẽ là lựa chọn phù hợp. Ví dụ như sử dụng tấm pallet hay giường gấp sẽ là lựa chọn hoàn hảo.
Đặc biệt, các chủ đầu tư có thể tham khảo sử dụng các bộ nội thất tái chế hoặc mua nội thất từ những cửa hàng bán đồ cũ cũng là một cách tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho phòng homestay của bạn. Bạn có thể tìm kiếm các cửa hàng đồ cũ, những chỗ buôn bán nội thất cũ hoặc tham gia các trang web thương mại điện tử để tìm những sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, cần tránh sự phức tạp trong trang trí và chỉ tập trung vào các yếu tố cần thiết và tiện ích như giường ngủ, bàn làm việc, tủ quần áo, kệ sách…. Việc sử dụng nội thất đa năng sẽ giúp tiết kiệm không gian và tạo cảm giác thoải mái cho không gian.
4. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ tận dụng nguồn lực có sẵn, sử dụng vật liệu tái chế và tái sử dụng
Một trong những cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhất chính là tận dụng những nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả. Điều này bao gồm việc khai thác các tài nguyên và tiện ích hiện có một cách thông minh để giảm bớt chi phí và tối ưu hóa sự tiện dụng của phòng homestay.
Tiếp theo là tận dụng các vật liệu và trang thiết bị có sẵn trong khu vực để tiết kiệm chi phí mua sắm và vận chuyển. Ví dụ như tận dụng sẵn mặt bằng, cây cối xung quanh để tạo ra cảnh quan. Hãy sử dụng vật liệu trang trí có sẵn từ mây, tre đan…
Không chỉ vậy, việc sử dụng vật liệu tái chế và tái sử dụng trong việc thiết kế phòng homestay không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn hỗ trợ bảo vệ môi trường. Bạn có thể tận dụng những vật liệu như gỗ tái chế, gạch tái chế, kim loại… để tạo nên những chi tiết độc đáo trong không gian homestay của mình.
5. Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí nhờ chăm sóc và bảo trì định kỳ
Chăm sóc và bảo trì định kỳ là yếu tố không thể thiếu trong việc tiết kiệm chi phí và duy trì chất lượng phòng homestay trong thời gian dài. Cần có kế hoạch bảo dưỡng định ký ít nhất 6 tháng/ lần, tuỳ thuộc vào vào đồ vật.
Việc thực hiện các hoạt động chăm sóc và bảo trì định kỳ như vậy sẽ đảm bảo rằng cơ sở vật chất và thiết bị trong homestay luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất và tránh việc xuất hiện các vấn đề lớn sau này mà cần đến chi phí sửa chữa đáng kể.
Cách thiết kế phòng homestay tiết kiệm chi phí không chỉ giúp các nhà đầu tư duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiết kiệm được một số vốn mà vẫn tạo ra một không gian lưu trú cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Để biết thêm nhiều bí quyết và kinh nghiệm thiết kế phòng homestay, đừng quên theo dõi Ken Kasa thường xuyên nhé.