“Bỏ túi” ngay 8 lưu ý khi thiết kế homestay sân vườn
chủ nhật, 31/12/2023Nội dung bài viết
Với nhu cầu tìm kiếm không gian nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên ngày càng tăng của du khách, homestay sân vườn đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho những chủ đầu tư tìm kiếm sự độc đáo và thu hút. Bởi lẽ việc kết hợp giữa kiến trúc và sân vườn không chỉ tạo ra một không gian sống mới mẻ, thu hút mà còn tạo ra trải nghiệm đầy thú vị cho du khách. Vậy khi thiết kế mô hình này cần lưu ý những điểm nào để quá trình thiết kế homestay sân vườn được thành công như mong đợi ? Cùng Ken Kasa khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- 1. Homestay sân vườn là gì?
- 2. Xu hướng khi lựa chọn, thiết kế homestay sân vườn
- 3. “Bỏ túi” ngay 8 lưu ý khi thiết kế homestay sân vườn dành cho chủ đầu tư
- 3.1 Có vị trí và diện tích phù hợp
- 3.2 Đảm bảo được yếu tố hài hòa trong tổng thể
- 3.3 Chú trọng vẻ đẹp tự nhiên của sân vườn homestay
- 3.4 Đảm bảo sự hài hòa với thiên nhiên
- 3.5 Ưu tiên sử dụng vật liệu tự nhiên
- 3.6 Tính thẩm mỹ và phù hợp với văn hóa địa phương
- 3.7 Kiến tạo không gian ngoài trời và sân vườn sao cho phù hợp
- 3.8 Lưu tâm đến vấn đề về phong thủy trong thiết kế
1. Homestay sân vườn là gì?
Homestay sân vườn là một mô hình lưu trú đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Thay vì lưu trú trong các khách sạn sang trọng, cao cấp thì đây là một mô hình homestay cung cấp cho du khách cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương thông qua việc ở lại tại nhà dân trong không gian thiên nhiên xanh mướt. Homestay sân vườn thường được thiết kế theo phong cách truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của địa phương, tạo nên sự gần gũi và chân thực cho du khách. Các homestay sân vườn thường tập trung ở những vùng quê, ngoại ô thoáng mát - nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và không gian yên bình.
Du khách khi đến với mô hình homestay này sẽ được tận hưởng không gian xanh mát, hòa mình vào thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống với người dân bản địa. Từ đó giúp họ có cơ hội tìm hiểu và hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán của người dân địa phương. Trong khi đó, thiết kế homestay sân vườn là quá trình kết hợp giữa kiến trúc, thiên nhiên và văn hóa, tạo ra không gian sống và trải nghiệm du lịch độc đáo. Qua đó, mô hình này không chỉ là điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng cuộc sống bình yên giữa thiên nhiên mà còn là điểm nhấn văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền.
2. Xu hướng khi lựa chọn, thiết kế homestay sân vườn
Sân vườn homestay đang trở thành một xu hướng phổ biến trong ngành du lịch hiện nay. Xu hướng này không chỉ mang lại trải nghiệm lưu trú mới mẻ mà còn phản ánh “trendy” tìm kiếm sự gần gũi với thiên nhiên và văn hóa địa phương của du khách. Một trong những điểm đáng chú ý của homestay sân vườn là việc kết hợp văn hóa địa phương và không gian xanh vào không gian sống. Vì thế, nơi đây không chỉ đơn thuần là một chốn nghỉ ngơi mà còn là nền tảng để du khách hiểu rõ hơn về văn hóa, lối sống của người dân địa phương thông qua việc tương tác và trải nghiệm.
Ngoài ra, homestay sân vườn cũng đặc trưng bởi việc chú trọng đến vấn đề bền vững và thân thiện với môi trường. Xu hướng này thể hiện qua việc sử dụng vật liệu tự nhiên, áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình thiết kế và vận hành. Không chỉ tạo ra không gian sống hài hòa với thiên nhiên, homestay còn góp phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao ý thức bền vững cho du khách.Điều thú vị nữa của xu hướng này đó là việc tạo ra trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên.
Bởi lẽ sân vườn homestay thường được thiết kế để tận dụng tối đa không gian xanh, tạo điều kiện cho du khách tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và tham gia các hoạt động ngoài trời để rồi du khách có cơ hội trải nghiệm một cách chân thực cuộc sống nông thôn và tận hưởng không gian yên bình. Đồng thời, sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế cũng là điểm nhấn tinh tế của homestay sân vườn. Việc kết hợp giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, cùng với việc sử dụng vật liệu tự nhiên và trang trí độc đáo, tạo nên không gian sống độc đáo và đặc biệt cho du khách.
Nhìn chung, xu hướng mà homestay sân vườn hướng đến không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú mà còn mang lại trải nghiệm sâu sắc về văn hóa, thiên nhiên và sự sáng tạo trong thiết kế. Đây chính là lý do khiến homestay sân vườn ngày càng trở thành sự lựa chọn yêu thích của du khách khi khám phá và trải nghiệm du lịch.
3. “Bỏ túi” ngay 8 lưu ý khi thiết kế homestay sân vườn dành cho chủ đầu tư
3.1 Có vị trí và diện tích phù hợp
Khi tôn tạo nên mô hình sân vườn homestay, việc xác định vị trí và diện tích phù hợp là rất quan trọng để tạo ra một không gian sống và nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách. Vị trí của homestay cần được lựa chọn sao cho có cảnh quan đẹp, gần với thiên nhiên, tạo cảm giác yên bình cho du khách, tọa lạc tại nơi thoáng đãng và dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch địa phương. Ngoài ra, homestay cũng cần có đủ diện tích để tạo không gian thoải mái cho du khách, bao gồm khu vực nghỉ ngơi, sân vườn, khu vực ẩm thực và các tiện ích phụ trợ khác.Khi chọn vị trí, cần xem xét các yếu tố như hướng nhìn, ánh nắng, gió và sự yên tĩnh để tạo ra một môi trường sống lý tưởng.
Ngoài ra, việc lựa chọn diện tích phù hợp cũng cần dựa trên số lượng phòng ngủ và phòng tắm mà homestay mong muốn cung cấp, cũng như không gian xanh để tạo ra một môi trường gần gũi với thiên nhiên. Một diện tích lý tưởng cho homestay sân vườn thường phụ thuộc vào quy mô kinh doanh dự kiến và số lượng khách du lịch mục tiêu. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, homestay cần có không gian đủ lớn để tạo ra sự riêng tư cho từng khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo tính chất gần gũi và thân thiện của không gian sống. Trong đó có thể bao gồm khu vực sân vườn rộng rãi, khu vực ẩm thực ngoài trời và không gian để thư giãn.
Có thể bạn quan tâm: Điểm danh 10+ loại cây cho ngoại thất homestay sân vườn
3.2 Đảm bảo được yếu tố hài hòa trong tổng thể
Để một sân vườn homestay đáp ứng được chuẩn mực về thiết kế thì cần phải có sự hòa quyện giữa kiến trúc và sân vườn. Trong đó mọi thiết kế homestay đều cần tuân theo nguyên tắc cơ bản về hài hòa tổng thể và phong cách thống nhất. Tất cả các yếu tố cấu thành nên căn homestay cần phải hòa quyện với nhau, theo đúng hình ảnh tổng thể mà công trình và chủ đầu tư muốn gửi gắm.
Dĩ nhiên mô hình homestay này hoàn chỉnh không chỉ là sự kết hợp của kiến trúc và nội thất mà còn bao gồm cả sân vườn. Sự hài hòa giữa diện tích và phong thủy của sân vườn phải phản ánh rõ ràng trong cách thiết kế. Điều này có thể thể hiện qua việc sắp xếp các loại cây cối, đường đi, hoặc các chi tiết trang trí phù hợp với phong cách chung của homestay. Bên cạnh đó, mỗi homestay mở các vùng miền khác nhau cũng sẽ có phong cách thiết kế riêng, và sân vườn cũng cần được thiết kế và thi công sao cho phản ánh rõ ràng điều này.
Sự hài hòa không chỉ đến từ việc kết hợp các yếu tố về kiến trúc và sân vườn mà còn từ việc tôn trọng và phản ánh đúng phong cách chung của homestay Do vậy để kiến tạo một căn homestay sân vườn cần phải đòi hỏi sự kỹ lưỡng và tinh tế trong từng chi tiết. Chính vì vậy các chủ đầu tư cũng như gia chủ cần phải thuê đội ngũ thiết kế, thi công dày dặn kinh nghiệm, có “tay nghề cao” để đảm bảo được yếu tố này một cách hoàn mỹ nhất.
3.3 Chú trọng vẻ đẹp tự nhiên của sân vườn homestay
Tất cả các yếu tố trong việc thiết kế homestay sân vườn đều nhằm tạo ra một không gian sống hài hòa và gần gũi với thiên nhiên. Sự chú trọng đặc biệt được đặt vào việc tận dụng tối đa cảnh quan xung quanh, từ việc kết nối tới việc sử dụng vật liệu xây dựng và trang trí. Vì vậy, mô hình homestay này ra đời để có sự hoà quyện tuyệt vời với môi trường, tạo cảm giác gần gũi và yên bình cho du khách.
Chính vì vậy bạn nên sử dụng cây cối, hoa lá và cảnh quan xanh mướt để tạo điểm nhấn và làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho không gian xung quanh. Bởi lẽ việc chọn lựa, sử dụng cây cối và sắp xếp chúng một cách hợp lý không chỉ tạo ra một không gian xanh mát mà còn giúp cân bằng nhiệt độ và cung cấp không khí trong lành. Đồng thời, việc tận dụng ánh sáng tự nhiên và không gian mở để tối ưu hóa cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng khi đến lưu trú.
3.4 Đảm bảo sự hài hòa với thiên nhiên
Tạo sự hài hòa với thiên nhiên trong khi thiết kế, kiến tạo homestay sân vườn không chỉ đơn giản là việc trang trí hay bố cục, mà còn là việc tạo ra một không gian sống “đúng chất” của thiên nhiên. Bởi vì du khách đến với homestay mong muốn tận hưởng sự thư giãn, hòa mình vào cuộc sống địa phương và tận hưởng không gian trong lành, thanh bình. Bên cạnh đó khi thiết kế homestay bạn cần tạo điều kiện để du khách có thể cảm nhận được làn gió mát tự nhiên, không chỉ từ hệ thống điều hòa.
Thêm vào đó, việc bổ sung các yếu tố tự nhiên như suối, thác nước, hồ cá sẽ làm nổi bật và tạo điểm khác biệt cho homestay của bạn đó nhé! Bởi vậy, đây không chỉ là yếu tố trang trí mà còn là phần của cảnh quan tự nhiên, giúp tăng thêm sự hấp dẫn cho du khách đồng thời cũng góp phần tăng cường sự kết nối của du khách với thiên nhiên và văn hóa địa phương.
3.5 Ưu tiên sử dụng vật liệu tự nhiên
Bên cạnh đó cách thức tận dụng vật liệu tự nhiên trong thiết kế mô hình homestay này không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường. Điều đó thể hiện rõ ràng qua việc ưu tiên sử dụng gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ thông, hay gỗ keo không chỉ tạo ra vẻ ấm áp mà còn đảm bảo tính bền vững và đa dạng về màu sắc. Bởi lẽ gỗ cũng có khả năng cách âm tốt, giúp tạo ra không gian yên bình và thoải mái cho du khách.
Hay việc sử dụng đá và đất sét trong việc xây dựng cấu trúc và lối đi không chỉ tạo nên độ bền cao mà còn giữ cho không gian mát mẻ, giữ ẩm và tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, việc áp dụng các vật liệu tái chế như gạch tái chế, gỗ tái chế cũng thể hiện một phần mong muốn của chủ đầu tư trong công cuộc bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn. Thêm vào đó tre, rơm, nứa hay cỏ lúa mạch cũng được sử dụng trong việc làm vách ngăn, trang trí hoặc nội thất, tạo ra không gian nhẹ nhàng, linh hoạt và gần gũi với thiên nhiên. Việc sử dụng cây cỏ nhỏ trong việc trang trí, làm cây cảnh không chỉ tạo điểm nhấn sinh động mà còn mang lại sự tươi mới và sức sống tràn đầy cho không gian sống.
Với những lợi ích vượt trội mà vật liệu tự nhiên mang lại, Ken Kasa hy vọng rằng các chủ đầu tư sẽ có những cân nhắc hợp lý khi lựa chọn các nguyên liệu này để phục vụ cho công cuộc kiến thiết mô hình homestay này.
3.6 Tính thẩm mỹ và phù hợp với văn hóa địa phương
Để tạo nên không gian sống lý tưởng cho du khách thì yếu tố về tính thẩm mỹ và phù hợp với văn hóa địa phương cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Tính thẩm mỹ được thể hiện qua việc sử dụng các màu sắc hài hòa, vật liệu tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên và không gian mở . Lưu ý một chút đến cách thức chọn màu sắc trong việc kiến thiết homestay đó là bạn nên sử dụng các gam màu nhẹ nhàng như xanh lá, trắng, và màu nâu nhạt để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên.
Thêm vào đó là sự phối hợp ăn ý giữa những gam màu xanh tưới, tràn đầy năng lượng của các loại cây cỏ, hoa lá. Ngoài ra, việc phù hợp với văn hóa địa phương cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn có thể mang đến sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại và nét đẹp truyền thống của vùng miền để tạo nên một không gian độc đáo và thu hút du khách. Bên cạnh đó việc tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương thông qua việc sử dụng các đồ vật trang trí, nghệ thuật dân gian và thực phẩm địa phương sẽ giúp homestay trở nên gần gũi và thân thiện hơn với du khách.
Đồng thời, việc tích hợp các hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật dân gian vào không gian homestay cũng là một cách tuyệt vời để giúp du khách hiểu rõ hơn về văn hóa địa phương và tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ.
3.7 Kiến tạo không gian ngoài trời và sân vườn sao cho phù hợp
Tạo không gian ngoại vườn và sân vườn phù hợp trong homestay đòi hỏi sự xem xét kỹ lưỡng để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho du khách. Đây không chỉ là công cuộc trang trí mà còn bao gồm việc lựa chọn cây cối, vật liệu, và cấu trúc hài hòa. Đầu tiên, việc lựa chọn cây cối phù hợp với khí hậu và địa hình giúp tạo ra không gian xanh mát và cân bằng màu sắc. Phân chia không gian cho cây cối, khu vực đi bộ và khu vực nghỉ ngơi cũng là điều cần thiết. Đồng thời, việc thiết kế các kết cấu như hồ cá, suối nước, hoặc bể nước tạo điểm nhấn cho sân vườn.
Đường đi hoặc lối đi cần được thiết kế sao cho hài hòa, tạo sự kết nối và dễ dàng di chuyển trong không gian. Bạn có thể sử dụng chiếu sáng hợp lý để làm nổi bật các điểm đặc biệt và tạo không gian ấm áp vào ban đêm. Cuối cùng, việc đặt các tiện ích như bàn ghế ngoài trời, khu vực BBQ, hoặc khu vực lữa trại thêm vào tính đa năng và thu hút cho không gian. Tạo ra không gian thư giãn, vui chơi và tiện ích cho du khách tận hưởng.
3.8 Lưu tâm đến vấn đề về phong thủy trong thiết kế
Để tạo ra một không gian homestay sân vườn có phong thủy tốt, cần xem xét vị trí và hướng nhà, cũng như cách bài trí không gian nội thất và sân vườn. Vị trí và hướng nhà là yếu tố quan trọng trong phong thủy. Việc chọn vị trí và hướng nhà phù hợp sẽ tạo ra năng lượng tích cực, giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần cho người ở trong không gian homestay. Sự cân nhắc kỹ lưỡng về hướng cửa chính, hướng cửa sổ và hướng giường ngủ là điều cần thiết để đảm bảo sự lưu thông của năng lượng này trong không gian.
Bài trí không gian nội thất và sân vườn cũng đóng vai trò thiết yếu đó nhé! Việc sắp xếp đồ đạc, chọn lựa màu sắc và vật dụng trang trí theo nguyên tắc phong thủy sẽ giúp tăng cường năng lượng tích cực trong không gian. Sân vườn cũng cần được bài trí một cách hợp lý để tạo ra sự kết nối với thiên nhiên và tạo ra không gian yên bình, thoải mái cho khách hàng. Ngoài ra, nước và đá cũng nên được sử dụng linh hoạt và hài hòa để tạo ra sự cân bằng và kỳ vị trong không gian.
Vậy là Ken Kasa đã đem đến 8 lưu ý trong việc thiết kế homestay sân vườn, hy vọng những thông tin này sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho các chủ đầu tư trong công cuộc kiến tạo nên những công trình lưu trú ấn tượng nhất. Để biết thêm nhiều kinh nghiệm, bí quyết thiết kế khác đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất nhé!