Bật mí kinh nghiệm thiết kế homestay thành công không phải ai cũng biết
thứ tư, 24/08/2022Nội dung bài viết
MỤC LỤC
- 1. Xu hướng đầu tư homestay “nở rộ” sau đại dịch
- 2. Thời điểm nào đầu tư homestay là hợp lý nhất?
- 3. Chi phí mở homestay là bao nhiêu và gồm những loại gì?
- 4. Nên kinh doanh homestay theo loại hình nào để hiệu quả cao và thu hồi vốn nhanh?
- 5. Các phong cách thiết kế và mô hình kinh doanh homestay “hot trend” hiện nay
- 6. Các nguyên tắc cần lưu ý khi kinh doanh homestay
- 7. Các bước thiết kế và thi công homestay
- 8. Những sai lầm thường gặp khi thiết kế homestay
- 9. Đơn vị thiết kế homestay uy tín, chuyên nghiệp hiện nay
Thiết kế homestay không hề khó, nhưng thiết kế thế nào để thu hút khách du lịch tìm đến và quay trở lại mới là vấn đề mà rất nhiều các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm hiện nay. Vậy ngay bây giờ, cùng Ken Kasa tìm hiểu các yếu tố quyết định sự thành công trong quá trình thiết kế Homestay nhé!
1. Xu hướng đầu tư homestay “nở rộ” sau đại dịch
Sau đại dịch COVID 19, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ hồi phục kinh tế nhanh nhất thế giới nhờ việc áp dụng các biện pháp phòng chống nghiêm ngặt và tiêm chủng toàn xã hội. Điều này tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng trong tiêu dùng, đầu tư và xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cùng với đó, ngành du lịch cũng "bừng tỉnh" khi nhà nước ra quyết định mở cửa du lịch quốc tế vào ngày 15/3 vừa qua.
- Theo số liệu thống kê, du khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2022 tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, trong khi tình hình bão giá lạm phát trên toàn thế giới tăng thì ở Việt Nam lại khá ổn định. Chi phí du lịch ở Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác nên các thương hiệu lớn đang đổ về Việt Nam đầu tư.
- Không chỉ khách quốc tế, xu hướng du lịch trong nước cũng phát triển mạnh mẽ vì nhận thức người dân có nhiều sự thay đổi. Thay vì ở những resort, khách sạn với mức giá đắt đỏ thì du khách hiện nay lựa chọn homestay bởi ưu điểm rẻ đẹp, tiện nghi và được trải nghiệm văn hóa địa phương đặc sắc.
- Hơn nữa, so với đầu tư khách sạn cần dài hạn thì đầu tư homestay thu hồi vốn nhanh hơn vì loại hình lưu trú này ở Việt Nam khai thác khá đa dạng. Nếu khách sạn là phòng chỉ để ở thì homestay có thể tổ chức nấu ăn và có đầy đủ dịch vụ như nhà thuê. Bởi thế mà homestay thích ứng tốt hơn so với khách sạn, đồng thời còn có thể cho thuê dài hạn.
2. Thời điểm nào đầu tư homestay là hợp lý nhất?
Theo dự báo du lịch thì từ quý IV trở đi Việt Nam sẽ có lượng khách tăng đột biến ngang với thời điểm trước dịch.
- Dự kiến đà phục hồi và phát triển du lịch từ năm 2023 sẽ rất sôi động, nhưng nếu đợi đến 2023 thì nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội dẫn đầu thị trường. Vì vậy năm 2022 là được coi là “ thời điểm vàng” cho việc đầu tư, để năm tới bắt đầu đi vào khai thác.
- Thông thường, thời gian để thiết kế homestay sẽ rơi vào khoảng 20 - 30 ngày, chủ đầu tư không nên lựa chọn các gói ngắn ngày hơn vì chất lượng không được đảm bảo. Về thời gian thi công, thì tuỳ từng mô hình mà thời gian sẽ dài ngắn khác nhau nhưng nhanh nhất là 1 đến 2 tháng, Vì thế để có thể khai thác nhanh nhất chủ đầu tư cần có sự chuẩn bị tốt về thời gian, đầu tư vào thiết kế, nhận diện thương hiệu cũng như tìm các đối tác, nhà cung cấp sớm sẽ có được giá tốt…
- Dễ thấy với những bước tiến của du lịch và sự thay đổi trong nhận thức của du khách hiện nay thì homestay chính là “miếng mồi ngon” cho nhiều chủ đầu tư đang có ý định hoặc chuyển hướng sang kinh doanh mô hình này.
3. Chi phí mở homestay là bao nhiêu và gồm những loại gì?
Có 2 bài toán đặt ra là chủ đầu tư đã có đất trống muốn thiết kế tổng thể hoặc có 1 căn biệt thự thô muốn thiết kế nội thất cho căn nhà của mình trở nên hấp dẫn và thu hút khách tới thuê phòng. Với mỗi trường hợp thì mức chi phí cũng sẽ khác nhau nhưng nếu chỉ sửa chữa từ nhà có sẵn thì chi phí sẽ thấp hơn. Về cơ bản, để mở homestay các chủ đầu tư cần chú trọng đến 2 loại chi phí sau:
- Thứ nhất là chi phí tư vấn và thiết kế homestay bao gồm: kiến trúc, cảnh quan và nội thất. Về chi phí thiết kế, tùy theo phong cách, mức độ đầu tư mà sẽ có đơn giá theo m2 khác nhau. Nhưng các chủ đầu tư có thể hoạch định chi phí đầu tư thiết kế là 4-7 % tổng mức đầu tư xây dựng công trình đối với dự án tư nhân, dự án có ban quản lý, thẩm định hồ sơ,... Trường hợp dự án giám sát thì chi phí sẽ cộng thêm 2-3%.
- Thứ 2 là về chi phí thi công. Chi phí này khá rộng, tùy theo từng phong cách thiết kế để định hình ngân sách ban đầu. Tuy nhiên, thường thì có thể tạm tính chi phí phần xây thô từ 5tr - 6tr, chi phí hoàn thiện nội thất khoảng 4 - 6tr/m2. Như vậy phí tổng thể sẽ khoảng từ 9 - 12tr/m2.
- Đối với thi công dạng homestay đơn giản kiểu bungalow thì giá tính theo căn, mỗi căn khoảng 150tr - 200tr cho diện tích từ 15 - 20m2. Với cảnh quan sân vườn, tổng mức đầu tư giá dao động rất lớn. Theo kinh nghiệm thì tạm tính khoảng 20% tổng mức đầu tư, cụ thể đối với mức đầu tư tiết kiệm chi phí thì có thể ở mức 1tr/m2 ( diện tích dưới 200m2). Nếu dự án có điểm nhấn là sân vườn thì sẽ có chí phí cao hơn khá nhiều với hồ cá Koi sẽ tính theo m3 thể tích hồ. Đối với hồ bơi thì chi phí sẽ rơi vào khoảng 5tr - 8tr/m2 tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy mô công trình cần thực hiện thi công.
4. Nên kinh doanh homestay theo loại hình nào để hiệu quả cao và thu hồi vốn nhanh?
Hiện nay các chủ đầu tư đang có xu hướng đầu tư tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo được các yếu tố về thẩm mỹ và nét độc đáo cho công trình. Một số loại hình đáp ứng được các tiêu chí trên gồm:
- Cho khách thuê nguyên căn và thuê phòng dạng homestay. Với lựa chọn này, chủ nhà có thể linh động cho thuê nguyên căn hoặc thuê lẻ từng phòng.
- Bungalow là loại nhà nhỏ riêng biệt được xây dựng chủ yếu bằng các chất liệu như: gỗ, tre, nứa. Ưu điểm của loại hình này là đơn giản, thi công nhanh và chi phí không quá cao mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ thu hút khách du lịch.
- Container là loại nhà bằng thùng kim loại bán sẵn dùng để chở hàng hiện đang rất “hot”. Loại hình này có ưu điểm là thi công nhanh, chi phí đầu tư thấp, đồng thời có thể tháo lắp và di dời để tái đầu tư khi địa điểm kinh doanh không còn phù hợp. Chủ đầu tư có thể mua container cũ tại các đơn vị vận chuyển hoặc thu mua.
- Đối với loại homestay có nhà xây kiên cố sẵn thì xu hướng hiện nay các chủ đầu tư đang tập trung thiết kế vào nội thất nằm đem đến trải nghiệm mới lạ và độc đáo thu hút du khách.
- Những homestay có thiên nhiên cảnh quan đẹp thường được đầu tư dạng căn hộ sinh thái. Lựa chọn loại hình này, các chủ đầu tư nghiễm nhiên đón đầu xu hướng “sống xanh” của khách du lịch trước tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh và các mảng xanh tự nhiên bị thu hẹp. Ngoài ra, còn tận dụng được các lợi thế có sẵn về cảnh quan thiên nhiên để thu hút du khách.
- Với các đô thị đông đúc, có lịch sử lâu đời và diện tích nhỏ thì việc cải tạo nhà phố, nhà cấp bốn cũ thành homestay đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho các chủ đầu tư. Ưu điểm là dễ tiếp cận được du khách trong nước và quốc tế đồng thời giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu và thu hồi vốn nhanh.
5. Các phong cách thiết kế và mô hình kinh doanh homestay “hot trend” hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú ngày càng đa dạng của khách hàng, các chủ đầu tư cần cập nhật những phong cách thiết kế homestay mới lạ và độc đáo nhất để nâng cấp không gian, thu hút khách du lịch. Một số phong cách thiết kế “hot trend” hiện nay có thể kể đến như:
- Phong cách Rustic thô mộc: Đặc trưng của Rustic style là chất liệu gỗ, trần nhà lộ xà dầm và những bức tường xây gạch thô lộ mạch tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi cho du khách.
- Phong cách Bohemian cá tính: phong cách này đang ‘làm mưa làm gió” trên thị trường hiện nay với không gian thiết kế đa dạng màu sắc và ưu tiên chất liệu hoa văn thổ cẩm bắt mắt.
- Phong cách Vintage nhẹ nhàng: Vintage style là sự kết hợp những thứ cổ điển và hiện đại. Phong cách mang nét quyến rũ từ màu sắc đến thiết kế tạo nên không gian hoài cổ nhưng không hề gò bó.
- Phong cách Scandinavian tinh tế: Scandinavian phù hợp với những khách hàng thích sự đơn giản, trang nhã nhưng vẫn đảm bảo các công năng hiện đại cho công trình.
- Phong cách Industrial mạnh mẽ: style này thường áp dụng với công trình được xây dựng từ các thùng container bán sẵn. Nếu hướng đến nhóm khách hàng thích đi phượt, có cá tính mạnh mẽ thì Industrial là một sự lựa chọn lý tưởng.
- Ngoài ra, các chủ đầu tư cũng có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh homestay khai thác tối ưu chi phí như: kinh doanh homestay kết hợp nhà ở với người bản địa, kinh doanh homestay kết hợp quán cafe, kinh doanh homestay kết hợp vườn trái cây, rau sạch hoặc kinh doanh homestay kết hợp trải nghiệm văn hóa địa phương,... Những sự kết hợp độc đáo và sáng tạo này giúp giúp homestay của bạn không khác gì một “resort mini” mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm đa dạng, thú vị và có dấu ấn riêng.
6. Các nguyên tắc cần lưu ý khi kinh doanh homestay
Dù có khả năng sinh lời tốt với chi phí đầu tư ban đầu linh hoạt cũng không có nghĩa là không xảy ra các trường hợp kinh doanh homestay thất bại. Chính vì vậy khi kinh doanh loại hình lưu trú này, chủ đầu tư cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc số 1 là không nên tiết kiệm chi phí thiết kế. Dù chi phí thiết kế chỉ chiếm khoảng 4-7 % tổng mức đầu tư xây dựng nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc định hình không gian và tạo sức hút cho công trình.
- Lựa chọn phong cách thiết kế đúng đắn cũng là một trong những nguyên tắc mà các chủ đầu tư cần đặc biệt lưu ý. Dấu ấn riêng của công trình không chỉ nằm ở kiến trúc mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phong cách thiết kế.
- Nguyên tắc số 3 là lựa chọn vị trí phù hợp, dễ dàng tìm kiếm và di chuyển để thu hút du khách. Khách hàng của homestay là những người thích khám phá nên công trình cần được đặt gần các khu vực có cảnh quan thiên nhiên và địa điểm du lịch nổi tiếng.
- Cuối cùng để kinh doanh homestay thành công, chủ đầu tư cần tối ưu nhân sự vận hành. Nếu chưa có nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm để quản lý homestay, chủ đầu tư nên cân nhắc thuê một quản lý để làm việc hiệu quả hơn.
7. Các bước thiết kế và thi công homestay
Để thiết kế và thi công homestay, chắc chắn cần phải đi theo thứ tự các bước được định hướng rõ ràng ngay từ đầu. Cụ thể, các chủ đầu tư cần tuân thủ theo quy trình sau:
- B1: Lập kế hoạch kinh doanh
- B2: Lựa chọn người tư vấn có chuyên môn
- B3: Lựa chọn vị trí mặt bằng phù hợp
- B4: Lựa chọn đơn vị thiết kế nhận diện thương hiệu
- B5: Lựa chọn đơn vị thiết kế kiến trúc, nội thất và cảnh quan
- B6: Duyệt thiết kế và lập dự toán công trình.
- B7: Tổ chức thi công & nghiệm thu.
8. Những sai lầm thường gặp khi thiết kế homestay
Dưới góc nhìn kiến trúc và thiết kế, chúng tôi đưa ra một vài những tiêu chí mà các chủ đầu tư có thể mắc sai lầm khi kinh doanh homestay như sau:
- Đầu tiên là nghiên cứu thị trường không kỹ dẫn đến thiết kế chưa đúng với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Thứ 2 là vội vàng trong đầu tư kinh doanh, rút ngắn thời gian thiết kế làm cho công trình khó đạt thẩm mỹ.
- Hiện nay, nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương và bản sắc riêng của mỗi vùng miền là tương đối cao. Do đó, nếu công trình thiết kế không để lại được dấu ấn thì việc không thu hút được du khách là điều hoàn toàn dễ hiểu
- Sai lầm thứ 4 là vấn đề về thiết kế chống nóng không tốt làm gia tăng chi phí vận hành của điều hoà hoặc chưa khai thác được hết các ưu điểm của vị trí.
- Cuối cùng việc lựa chọn sai đơn vị thiết kế chưa có năng lực, chỉ quan tâm đến giả rẻ mà quên mất chất lượng tương xứng là một sai lầm đáng tiếc. Không chỉ “tiền mất tật mang” mà còn có thể dẫn đến kinh doanh thất bại.
9. Đơn vị thiết kế homestay uy tín, chuyên nghiệp hiện nay
Để đầu tư homestay thành công, bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là nhà tư vấn. Họ giúp cho chủ đầu tư tránh khỏi các sai lầm thường gặp khi thiết kế homestay. Là một nhà đầu tư thông minh, chắc chắn bạn sẽ nhìn nhận và đánh giá được các tiêu chí hàng đầu để lựa chọn đơn vị hợp tác chất lượng.
- Với định vị chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế và thi công, Ken Kasa tự hào là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm thiết kế thi công homestay và các loại hình công trình nghỉ dưỡng khác như bungalow, resort,... Sau hơn 5 năm hình thành và phát triển, chúng tôi luôn không ngừng hoàn thiện để đem tới cho khách hàng những giải pháp tốt nhất về không gian gồm:
- Tư vấn giải pháp không gian, lên phương án concept kiến trúc nội thất homestay
- Đề xuất nhiệm vụ thiết kế chi tiết phù hợp với mong muốn của chủ đầu tư
- Quy hoạch cảnh quan, thiết kế kiến trúc công trình
- Thiết kế các bản vẽ 2D, 3D & hồ sơ kỹ thuật thi công homestay
- Tư vấn tổ chức thi công, xây dựng công trình, giám sát quyền tác giả.
Như vậy, Ken Kasa vừa chia sẻ nội dung về các tiêu chí quan trọng cần biết khi thiết kế Homestay. Có thể thấy để thiết kế homestay không chỉ dựa vào cảm tính hay sở thích cá nhân mà còn rất cần đến sự hỗ trợ của các bên thầu để có được công trình độc đáo nhất. Nếu các chủ đầu tư đang muốn tìm một đơn vị chuyên thiết kế và thi công homestay uy tín và chuyên nghiệp, hãy liên hệ ngay với Ken Kasa qua hotline 0987.413.998 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.