Chủ đề hot

Điểm danh 10 loại cây cho nội thất homestay mà chủ đầu tư cần biết

thứ hai, 08/01/2024
Điểm danh 10 loại cây cho nội thất homestay mà chủ đầu tư cần biết

Nội dung bài viết

Để mang đến một không gian nội thất homestay mang tính thẩm mỹ cao và gần gũi với thiên nhiên thì cây trồng là một lựa chọn không thể thiếu. Vậy những loại cây nào nên được sử dụng và cách thức chăm sóc chúng như thế nào? Ken Kasa sẽ mang đến những thông tin mới nhất cho chủ đầu tư qua bài viết về các loại cây cho nội thất homestay dưới đây. Cùng theo dõi nhé! 

1. Nên đặt các loại cây trồng ở không gian nội thất nào trong homestay?

Để tạo không gian nội thất trong homestay trở nên sống động và gần gũi hơn, việc đặt cây trồng trong không gian nội thất là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, việc lựa chọn không gian phù hợp để đặt cây trồng cũng đòi hỏi sự cân nhắc và hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cảnh. Để tạo điểm nhấn cho không gian nội thất, bạn có thể đặt cây trồng ở các vị trí sau:

Vị trí đặt các loại cây cho nội thất homestay

- Góc nhìn rộng: Nếu homestay có không gian rộng, việc đặt cây trồng ở các góc nhìn rộng như phòng khách, phòng ăn, hoặc khu vực tiếp khách sẽ tạo điểm nhấn và tạo cảm giác thoải mái, gần gũi cho khách hàng.

- Kệ sách hoặc kệ trang trí: Đặt cây trồng trên kệ sách hoặc kệ trang trí không chỉ tạo điểm nhấn mà còn giúp tạo sự cân bằng cho không gian nội thất. Bạn có thể chọn các loại cây nhỏ hoặc cây leo phù hợp với không gian để tạo sự sinh động và hài hòa.

Khu vực sảnh được đặt cây cảnh

- Góc làm việc: Nếu homestay có không gian dành riêng cho khu vực làm việc, việc đặt cây trồng ở đây không chỉ giúp làm dịu mắt mà còn tạo sự sảng khoái và tạo điểm nhấn cho không gian làm việc.

- Khu vực tiếp khách: Đặt cây trồng ở khu vực tiếp khách như sảnh, lối vào sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ và chào đón khách hàng một cách ấm áp.

-  Khu vực phòng ngủ: Nếu không gian cho phòng ngủ đủ lớn, việc đặt cây trồng ở phòng ngủ cũng là một ý tưởng tuyệt vời để tạo sự thư giãn và gần gũi với thiên nhiên.

Khu vực phòng ngủ được đặt cây cảnh

Tuy nhiên, khi đặt cây trồng trong không gian homestay, bạn cần chú ý đến ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ để chọn loại cây phù hợp và đảm bảo sự phát triển tốt nhất. Ngoài ra, việc bố trí cây cảnh cũng cần phải tạo sự cân bằng và hài hòa với không gian nội thất tổng thể để tạo ra một không gian sống động và thoải mái cho khách hàng khi đến homestay của bạn.

2. Điểm danh các loại cây cho nội thất homestay mà chủ đầu tư nên tham khảo 

Thực tế có khá nhiều loại cây đem lại những công dụng tốt có thể kể đến như: thanh lọc không khí, là một vật dụng không thể thiếu khi trang trí, decor homestay, nhà ở. Tuy nhiên trong bài viết này, Ken Kasa sẽ chỉ liệt kê ra 10 loại cây trồng phổ biến nhất, được” người người nhà nhà” tin dùng và lựa chọn khi decor, trang trí cho nội thất homestay. 

2.1 Cây thiết mộc lan 

Đứng đầu trong danh sách ngày hôm nay chính là cây thiết mộc lan. Đây là một loại cây cảnh thân gỗ, có nguồn gốc từ Tây Phi xa xôi và thuộc họ Dracaenaceae. Một điểm dễ nhận biết của loại cây này đó chính là lá cây. Khi quan sát, bạn có thể nhận thấy lá của nó khá giống với cây ngô, có màu xanh tươi và khá bóng. Điểm đặc biệt của cây chính là phần trung tâm của lá có sọc vàng rộng, tạo nên nét đặc trưng khó cưỡng. Thông thường, lá có thể dài tới khoảng 100cm và rộng lên đến 10cm.Vì vậy với vẻ đẹp tinh tế cùng với cách thức khá là dễ chăm sóc, thiết mộc lan không chỉ mang lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn tạo điểm nhấn cho không gian sống. 

Cây thiết mộc lan trong homestay

Bên cạnh đó, sự phong phú về hình dáng ( có thể có tới 9 cành) của thiết mộc lan cũng tạo nên sự đa dạng và góp phần làm nổi bật không gian nội thất trong homestay. Bên cạnh đó đây cũng là loại cây có khả năng thanh lọc và điều hòa không khí khá là tốt từ đó sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn cho du khách khi đến nghỉ ngơi tại homestay của bạn. Không chỉ là loại cây trang trí, cây thiết mộc lan còn mang lại nhiều giá trị về mặt phong thủy. Theo quan điểm phong thủy, cây thiết mộc lan mang lại sự may mắn, tài lộc và cân bằng cho không gian sống. Điều này càng khiến cho cây thiết mộc lan trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc trang trí nội thất homestay, giúp tạo nên không gian sống hài hòa và thu hút khách hàng.

2.2 Cây lưỡi hổ 

Đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các loại cây cho nội thất homestay chính là cây lưỡi hổ. Chắc hẳn loại cây này đã không còn quá xa lạ đối với các chủ đầu tư bởi hình dáng quen thuộc và thường được nhắc đến trong giới. Hơn nữa loại cây này còn được khá nhiều gia chủ lựa chọn khi làm vật trang trí trong chính căn nhà của mình.  Bởi vậy mà loại cây này còn có tên gọi khác cực kì kêu đó là “lưỡi cọp” hoặc “vĩ hổ”. Về ngoại hình, lưỡi hổ sẽ có chiều cao từ 50 đến 60cm với thân mình dẹt, mọng nước, nhìn sắc nhọn nhưng lại rất mềm. 

Cây lưỡi hỗ trong các loại cây cho nội thất homestay

Trên thân cây, sẽ có sự xen kẽ giữa lá xanh và vàng, tạo nên hình ảnh độc đáo từ gốc đến ngọn. Đặc biệt khi loại cây này ra hoa, các cụm hoa  sẽ nở từ gốc lên và kết quả hình tròn. Hơn nữa loại cây này cũng có những giá trị và ý nghĩa nhất định trong phòng thủy và sức khỏe. Khi sử dụng cây lưỡi hổ trong nội thất homestay, việc chăm sóc và bài trí cây cần được quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cây. Một tips mà Ken Kasa gợi ý cho bạn đó là nên đặt cây ở vị trí có đủ ánh sáng và tốt nhất là nên để ở nơi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp chiếu vào (chỗ râm mát) .

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Thường thì loại cây này nên được đặt ở phòng khách hoặc phòng ngủ. Để làm “điểm tựa vững chắc” và giúp lưỡi hổ phát triển tốt bạn nên chọn loại đất có độ kiềm cao. Bên cạnh đó bạn không nên tưới nước quá nhiều vì loại cây này rất dễ bị úng nước. Bên cạnh đó cũng không nên để đất cây bị ẩm ướt quá lâu để tránh gây hại cho rễ cây. Ngoài ra, việc kết hợp cây lưỡi hổ với các loại chậu hoặc đồ trang trí phong phú khác như đèn trang trí, giá sách hoặc kệ treo tường sẽ tạo nên một không gian homestay ấn tượng hơn. 

2.3 Cây trầu bà 

Vạn niên thanh leo, hoàng kim, thạch cam tử, hoàng tam điệp chính là những cái tên cực hay dành cho cây trầu bà. Với xuất phát điểm từ Indonesia, loại cây này có thân mềm, thân và lá đều màu xanh đậm. Lá của nó mang hình trái tim, khá dày và có độ ẩm cao. Không khó để nhận ra rễ của trầu bà còn có thể lan ra dưới đất hoặc xuất hiện trên thân cây. Loại cây này có thể phát triển trong môi trường thủy sinh và kích thước thường phụ thuộc vào cách chăm sóc và cắt tỉa của gia chủ; Với khả năng thích nghi tốt với trong môi trường thiếu sáng, khí hậu ẩm ướt và ưa nước nên trầu bà cũng cực kỳ thích hợp để trang trí trong không gian homestay. 

Cây trầu bà được đặt trong homestay

Cây có thể được đặt trong chậu hoặc treo lơ lửng để tạo điểm nhấn cho không gian. Ngoài ra bạn cũng nên bón phân định kỳ cho cây 6 tháng một lần để đảm bảo cây được sinh trưởng, phát triển tốt. Bên cạnh đó, cây trầu bà cũng có khả năng lọc không khí và tạo ra không gian xanh mát, giúp khách hàng cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn khi lưu trú tại homestay. Giá của loại cây này thì cũng rất đa dạng, dao động trong khoảng từ 50.000 - 3,5 triệu/chậu ( tùy theo giống cây và đặc biệt giống cây trầu bà Nam Mỹ hay subin sẽ có giá khoảng vài triệu đồng ). 

2.4 Cây cau hawaii

Với ý nghĩa may mắn và  mang lại giàu có cho người sở hữu, nên cây cau hawaii cũng ngày một “hot rần rần” và được nhiều gia chủ cũng như chủ đầu tư cân nhắc trong việc decor nhà ở và homestay của mình. Vì vậy loại cây này đã đứng trong top 4 các loại cây nội thất cho homestay. Với dáng hình thẳng mang sắc xanh, được chia thành nhiều đốt nhỏ và lá xẻ thùy loại cây này mang đến sự tươi mới và sinh động cho không gian nội thất. Vì vậy bạn nên đặt cây cau Hawaii ở các khu vực như phòng khách, phòng ngủ hay khu vực làm việc sẽ tạo nên điểm nhấn thu hút và mang đến cảm giác thư giãn, yên bình cho khách hàng. 

Cây cau hawaii trong các loại cây cho nội thất homestay

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với các loại cây cảnh khác để tạo nên sự đa dạng và phối hợp màu sắc, tạo điểm nhấn và sự hài hòa cho không gian nội thất homestay. Ngoài ra, cũng lưu ý một chút về cách thức chăm sóc của loại cây này để đảm bảo cây sẽ được sinh trưởng tốt nhất. Bạn nên tưới nước cho cây từ 2-3 lần trong tuần, và nên mang cây ra ngoài vào buổi sáng (tránh ánh nắng gay gắt) để giữ cho màu lá luôn được tươi xanh. Khi mới trồng cây vào chậu, bạn nên trộn thật nhiều chất dinh dưỡng vào đất để cây được hấp thu tốt nhất và sau một khoảng thời gian hãy tiếp tục bón phân cho cây. 

2.5 Cây dương xỉ 

Với sức sống mạnh mẽ, dương xỉ là một loại cây thuộc thân thảo và có chiều cao từ 15 đến 30 cm. Lá của nó được cắt nhọn, có hình dáng tựa như chiếc lược xinh xắn, tạo nên vẻ đẹp tinh tế. Hơn nữa, màu sắc của cây còn thay đổi tùy thuộc vào ánh sáng môi trường. Nếu ở trong môi trường thiếu ánh sáng, cây sẽ mất đi sắc màu vốn có và có màu hơi xỉn. Ngược lại nếu được chiếu sáng đầy đủ, lá cây sẽ thể hiện màu xanh sáng hoặc vàng rực rỡ. 

đặc điểm nhận biết của cây dương xỉ

Vì vậy, trong việc trang trí, decor nội thất homestay, loại cây này cũng thường được coi là điểm nhấn nổi bật, tạo cảm giác tươi mới và yên bình cho không gian.Việc bố trí cây dương xỉ trong nội thất homestay cũng đòi hỏi sự tinh tế và sáng tạo. Bạn có thể đặt loại cây này ở các vị trí chiến lược như góc phòng, khu vực tiếp khách, hoặc khu vực làm việc để tạo điểm nhấn và tạo sự cân bằng cho không gian. Không chỉ là yếu tố trang trí, cây dương xỉ còn mang lại nhiều lợi ích cho không gian sống, sức khỏe và có ý nghĩa phong thủy riêng biệt. 

2.6 Cây lan ý 

Biểu trưng cho sự thuần khiết và thanh cao, lan ý cũng là một trong những loại cây mà bạn nên có trong bộ sưu tập decor nội thất homestay của mình. Loại cây này còn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ hoặc một số nước đến từ Đông Nam Á. Vì vậy cây thường có chiều cao từ 30cm đến 100cm Hơn nữa lá của cây hình bầu dục, đỉnh nhọn, màu xanh sâu và mặt lá bóng mượt. Ba loại lan ý phổ biến thường được sử dụng trong nội thất homestay đó là: Lan ý lá nhỏ, Lan Ý là vừa và Lan Ý lá to. 

Cây lan ý trong các loại cây cho nội thất homestay

Thường loại lan ý lá nhỏ sẽ hay được decor tại khu vực bàn hoặc phòng ngủ. Còn loại lan ý lá to sẽ được sắp xếp ở các vị trí như hành lang, sảnh hoặc ban công của homestay. Đặc biệt trong việc trồng và bài trí cây lan ý trong không gian homestay, cần chú ý đến việc chọn chậu cây phù hợp với phong cách trang trí và không gian sử dụng. Một lưu ý nhỏ cho bạn đó là nên tưới nước cho lan ý mỗi lần một tuần , không nên tưới quá thường xuyên vì loại cây này không chịu được độ ẩm cao. Hiện nay giá của lan ý đang được rao bán trong khoảng từ 50.000 VND - 300.000 VND/ cây tùy thuộc vào kích thước của cây. 

2.7 Cây ngũ gia bì 

Đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách các loại cây nội thất cho homestay chính là cây ngũ gia bì. Cũng thuộc nhà thân thảo, nên ngũ gia bì sẽ có chiều cao trung bình trong khoảng từ 1,5 - 2m. Về đặc điểm dễ nhận biết đó là loại cây này có vỏ nhẵn, rễ chùm mọc sâu xuống đất, lá cây dài và mọc theo kiểu dạng kép chân vịt. Trong đó mỗi cuống lá thường chứa 6-8 lá cùng loại. 

Cây ngũ gia bì trong các loại cây cho nội thất homestay

Ngoài ra, hoa của cây thường mọc thành cụm ở đỉnh cành, có màu trắng và mang mùi thơm nhẹ. Bên cạnh đó, việc chăm sóc cây ngũ gia bì cũng không quá phức tạp. Đây là loại cây dễ trồng, ít kén đất. Để cây luôn phát triển và giữ được vẻ đẹp tươi mới, bạn chỉ cần tưới nước đều đặn ( nên tưới 1-2 lần mỗi tuần) và đặt ở nơi có ánh sáng phù hợp.

2.8 Cây dây nhện 

Trong danh sách các loại cây nội thất cho homestay không thể không nhắc đến cây dây nhện. Đây cũng là loại cây thuộc loài thân thảo và còn có tên gọi cực kì hay ho khác đó là cỏ lan chi. Với chiều cao trong khoảng từ 20-40cm, loại cây này có thân màu trắng, hình trụ ngắn, được bao bọc bởi lá. Lá cây cũng khá thon dài, nhọn về phía đỉnh, có sọc viền vàng và xanh nổi bật. 

Cây dây nhện trong các loại cây cho nội thất homestay

Sắc hoa thường màu trắng, tạo thành cụm, mỗi bông hoa có 5-6 cánh và nở ra nhụy hoa màu vàng tươi. Tuy nhiên, việc sử dụng cây dây nhện trong nội thất cũng đòi hỏi sự chăm sóc và bảo quản đúng cách. Việc tạo điều kiện ánh sáng, độ ẩm, và việc tưới nước phù hợp là rất quan trọng để cây có thể phát triển và duy trì vẻ đẹp tự nhiên.

2.9 Cây tuyết tùng 

Thuộc chi nhà Thông tuyết, tuyết tùng cũng là một loại cây được sử dụng trong nội thất homestay để tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ và mang đến ý nghĩa trường tồn, bền bỉ với thời gian. Điểm dễ nhận biết nhất của loại cây này  (cây cảnh) đó là có hình kim, được mọc thành hình xoắn ốc. Một điểm mà có lẽ bạn chưa biết về tuyết tùng đó là loại cây này không chỉ đem lại giá trị về trang trí mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Cây tuyết tùng trong các loại cây cho nội thất homestay

Theo nghiên cứu, loại cây này có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, xua đuổi côn trùng và làm tinh dầu trong một số loại thuốc. Lưu ý một chút về cách chăm sóc loại cây này, đó là nên tưới nước 1 lần/tuần và bón phân một lần vào khoảng tháng 10 cho đến tháng 1. 

2.10 Cây nhất mạt hương 

Đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách các loại cây nội thất cho homestay đó là cây nhất mạt hương. Với xuất phát điểm từ Nam Phi, nhất mạt hương cũng là một trong những loại cây thuộc họ hoa môi. Với dáng hình nhỏ nhắn, lá có bề mặt mịn màng với lớp lông mỏng, mép lá răng cưa uốn cong như những đường sóng. Bên cạnh đó hoa của cây thường mọc thẳng từ cuống lá, hình chùm và có màu tím. Hiện nay loại cây này đang được bán trên thị trường với mức giá nằm trong khoảng 39.000 VND - 200.000 VND/cây. 

Cây nhất mạt hương trong các loại cây cho nội thất homestay Trên đây là bài viết về các loại cây nội thất cho homestayKen Kasa đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin sẽ giúp các chủ đầu tư có được những kiến thức bổ ích và lựa chọn cây trồng cho không gian nội thất homestay của mình thật hợp lý. Để biết thêm nhiều kinh nghiệm, bí quyết thiết kế khác đừng quên theo dõi những bài viết mới nhất nhé!

098.7413.998 Chat Facebook Chat Zalo