Mách bạn 10 lưu ý khi thiết kế homestay trong ngõ nhỏ
thứ hai, 07/08/2023Nội dung bài viết
Trong các khu vực như ngõ nhỏ, homestay đã trở thành một điểm đến đặc biệt hấp dẫn, nơi du khách có cơ hội thưởng thức không gian nhỏ nhưng đầy tinh tế và đậm chất văn hóa.Tuy nhiên, thiết kế homestay trong ngõ nhỏ cũng đặt ra nhiều thách thức .Nhưng với sức sáng tạo không ngừng chúng ta có thể biến những góc ngõ nhỏ hẹp thành những điểm dừng chân đầy thu hút và độc đáo. Vậy thì cùng Ken Kasa khám phá 10 lưu ý quan trọng khi thiết kế homestay trong ngõ nhỏ, nhằm tạo nên không gian sống tiện nghi,đáng nhớ cho du khách mỗi khi ghé thăm.
Mục Lục
- 1. Đặc điểm của homestay trong ngõ nhỏ
- 2. Tại sao thiết kế homestay trong ngõ nhỏ dần trở thành xu hướng?
- 3. Mười lưu ý khi thiết kế homestay trong ngõ nhỏ giúp chủ đầu tư thu hút khách hàng
- 3.1 Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp, độc đáo
- 3.2 Sử dụng và lựa chọn màu sắc hợp lí
- 3.3 Tối ưu hóa diện tích sử dụng
- 3.4 Nội thất đơn giản, không quá phức tạp, cồng kềnh
- 3.5 Tiện nghi hiện đại, đảm bảo
- 3.6 Không gian chung và không gian riêng tư
- 3.7 Trang trí
- 3.8 Không nên bố trí quá nhiều vách ngăn và tường
- 3.9 Sử dụng không gian ngoài trời
- 3.10 Tận dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng nhân tạo
1. Đặc điểm của homestay trong ngõ nhỏ
Homestay là một hình thức lưu trú khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong ngõ nhỏ. Loại hình này có nhiều đặc điểm khác biệt so với homestay ở nơi khác. Trước hết, homestay này thường có diện tích nhỏ hơn so với homestay ở khu đô thị, vì vậy không gian sống của du khách sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, homestay ở trong ngõ nhỏ lại mang đến cho du khách cảm giác gần gũi, thân thiện và ấm cúng hơn.
Một điểm đáng chú ý đó chính là sự gắn kết mạnh mẽ với văn hóa địa phương. Khách hàng khi lưu trú tại đây sẽ có cơ hội tận hưởng một trải nghiệm du lịch chân thực và sâu sắc. Hơn hết mô hình này cũng thường được thiết kế độc đáo và sáng tạo.
Với diện tích hạn chế, những homestay này tận dụng mọi không gian, sắp xếp thông minh để tạo ra không gian sống tiện nghi và độc đáo. Các vật dụng cổ điển, đồ thủ công và nghệ thuật địa phương được sử dụng làm trang trí ở một số vùng miền để tạo nên không gian vừa cổ điển vừa hiện đại, gợi lên một cảm giác đặc biệt và mang đậm dấu ấn riêng.
Cuối cùng đó chính là giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền của đa số khách du lịch. Sở dĩ lại như vậy bởi khách sạn và resort thường có giá cao hơn nhiều so với homestay, trong khi đó mô hình này lại mang đến trải nghiệm du lịch thực sự độc đáo, không gian sống địa phương, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí lưu trú.
2. Tại sao thiết kế homestay trong ngõ nhỏ dần trở thành xu hướng?
Homestay trong ngõ nhỏ đang ngày càng trở thành xu hướng nhờ sự ưa chuộng của du khách muốn tận hưởng không gian thân thiện và gần gũi với cuộc sống địa phương. Bởi lẽ đặc trưng của loại hình nằm ở sự chân thực, gắn kết với văn hóa và cộng đồng địa phương, cũng như khả năng mang đến trải nghiệm du lịch bền vững và độc đáo
Một lí do khác đó chính là, giá đất mặt đường ở các đô thị lớn ngày một tăng cao và thường thì ở đó hay xây dựng các khách sạn lớn, các khu trung tâm thương mại hoặc chung cư cao tầng. Do vậy mà các homestay ở trong ngõ chiếm tỉ trọng ngày một lớn.
Đặc biệt, mô hình thiết kế homestay này đáp ứng xu hướng du lịch bền vững và gắn kết cộng đồng. Việc lựa chọn homestay giúp du khách thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến văn hóa và cuộc sống địa phương. Gia chủ homestay được hưởng lợi từ việc kinh doanh đóng góp từ đó vào việc phát triển kinh tế địa phương và duy trì các giá trị văn hóa truyền thống.
3. Mười lưu ý khi thiết kế homestay trong ngõ nhỏ giúp chủ đầu tư thu hút khách hàng
3.1 Lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp, độc đáo
Một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế homestay trong ngõ nhỏ là lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp, độc đáo và tạo cảm giác gần gũi cho du khách. Một ý tưởng độc đáo mà chúng tôi muốn gợi ý cho bạn đó là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và nét đẹp truyền thống. Bởi vì phong cách kiến trúc này thường mang đến sự tự nhiên và gắn kết với văn hóa địa phương. Điều này có thể được thể hiện qua việc sử dụng mái ngói, cửa gỗ cổ điển và điểm thêm các khối đá tự nhiên trong không gian homestay.
Ngoài ra, phong cách thiết kế gần gũi với thiên nhiên cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Sử dụng các vật liệu tự nhiên như tre, gỗ và đá để tạo nên không gian xanh mát và hài hòa với mẹ thiên nhiên.Cùng với đó bạn có thể bố trí thêm các khu vườn nhỏ xung quanh homestay, kết hợp với cây xanh và hoa lá, để tạo ra không gian xanh và thoải mái cho du khách.
Hay một ngôi nhà homestay với phong cách cổ điển cũng có thể đem lại những cảm giác vừa lạ mà vừa quen cho khách hàng. Sử dụng đồ nội thất và trang trí có đường nét tinh tế, tông màu trung tính và các yếu tố cổ điển cũng đem lại những điểm nhấn khó quên.
Bên cạnh đó, phong cách vintage cũng là sự lựa chọn hoàn hảo để tạo nên không gian ấm áp và lãng mạn. Thường thì phong cách này khá được các bạn trẻ ưa chuộng. Cuối cùng, với lối thiết kế hiện đại và sắc sảo có lẽ sẽ phù hợp hơn đối với những du khách yêu thích không gian sống tối giản và hiện đại.
3.2 Sử dụng và lựa chọn màu sắc hợp lí
- Tone màu trung tính: Trong homestay ở ngõ nhỏ, tông màu trung tính như trắng, xám, be và nâu thường là lựa chọn phổ biến và hợp lý. Những tông màu này không chỉ tạo cảm giác sạch sẽ, thanh lịch mà còn giúp tăng cường cảm giác rộng rãi cho không gian nhỏ hẹp.
- Tone màu nhẹ nhàng và pastel: Màu nhẹ nhàng và pastel như xanh nhạt, hồng nhạt, và vàng nhạt tạo nên không gian thư giãn và ấm cúng. Đặc biệt, màu pastel thường được sử dụng để tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho không gian homestay.
3. Kết hợp màu sắc tương phản: Sử dụng kỹ thuật kết hợp màu sắc tương phản giữa các bộ phận trong homestay sẽ tạo nên sự hấp dẫn và thu hút. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các bức tường trắng hoặc màu nhạt kết hợp với các chi tiết đồ nội thất và trang trí màu sáng để tạo nên điểm nhấn và làm nổi bật không gian.
4.Màu của nội thất: Màu gỗ tự nhiên là lựa chọn tuyệt vời để tạo nên không gian gần gũi với thiên nhiên. Sử dụng các đồ nội thất và trang trí gỗ tự nhiên, như sàn gỗ, bàn ghế gỗ hay tủ kệ gỗ, giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo nên cảm giác ấm áp cho không gian. Hơn hết vẫn phải đảm bảo những màu sắc này hài hòa và dung hòa với nhau để tạo nên không gian ấm cúng và đẹp mắt.
3.3 Tối ưu hóa diện tích sử dụng
Khi thiết kế homestay trong những ngõ nhỏ, việc tối ưu hóa diện tích sử dụng trở thành một giải pháp đầy tính hữu hiệu. Một trong những tips thông minh đó là tạo các không gian đa chức năng linh hoạt.
Bằng cách sử dụng đồ nội thất có khả năng chuyển đổi như giường sofa, bàn ăn gấp hoặc tủ kệ có thể gấp gọn, không gian homestay có thể linh hoạt chuyển đổi từ phòng ngủ sang phòng khách hay bếp, giúp tiết kiệm tối đa diện tích mà vẫn tạo được cảm giác thoải mái cho khách hàng.
Một tips nữa cũng thường xuyên được sử dụng đó là đặt tủ kệ, tủ giày hoặc khu vực để lưu trữ dưới bậc cầu thang, như vậy vừa có thể giải quyết vấn đề về lưu trữ trong không gian nhỏ một cách thông minh và tiết kiệm được diện tích sàn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng cửa lùa hoặc vách ngăn di động để phân chia không gian và tạo ra các khu vực riêng biệt.
3.4 Nội thất đơn giản, không quá phức tạp, cồng kềnh
Việc sử dụng nội thất đơn giản, không quá cồng kềnh trong thiết kế homestay trong ngõ nhỏ sẽ tạo nên không gian tinh tế, gọn gàng và ấm cúng. Với những món đồ nội thất này cũng giúp cho không gian trong homestay trở nên rộng rãi hơn.
Đồng thời, nó cũng giúp cho việc bố trí nội thất và trang trí trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các chủ homestay.Tuy nhiên, việc sử dụng nội thất đơn giản không có nghĩa là bỏ qua yếu tố thẩm mỹ. Với sự sáng tạo và kỹ thuật trong thiết kế, các gia chủ homestay vẫn có thể tạo ra những không gian sống đẹp mắt và ấn tượng cho khách hàng của mình.
3.5 Tiện nghi hiện đại, đảm bảo
Đối với mô hình homestay trong ngõ nhỏ phải chú trọng đến những tiện nghi và trang thiết bị hiện đại nhằm mang lại trải nghiệm thoải mái và tiện lợi cho du khách. Đầu tiên, homestay cần được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến như TV màn hình phẳng, điều hòa không khí, máy lạnh và đèn chiếu sáng thông minh.
Ngoài ra, việc trang bị wifi là cần thiết để đáp ứng nhu cầu kết nối và làm việc từ xa của du khách. Bên cạnh đó homestay cần được trang bị phòng tắm tiện nghi với vòi sen, bồn tắm, bồn tắm massage hoặc các tiện ích tối ưu khác. Điều này giúp du khách thư giãn và tận hưởng những phút giây thư thái trong không gian homestay.
3.6 Không gian chung và không gian riêng tư
Trong thiết kế homestay trong ngõ nhỏ, việc tạo ra không gian chung và không gian riêng tư là rất quan trọng. Không gian chung là nơi các khách hàng có thể giao lưu, trò chuyện và thư giãn sau một ngày dài tham quan. Do đó, việc sắp xếp không gian chung phải đảm bảo tính tiện nghi và thoải mái cho khách hàng.
Tuy nhiên, không gian riêng tư cũng là yếu tố không thể thiếu. Khách hàng cần có không gian riêng để nghỉ ngơi và thư giãn sau khi tham quan. Vì vậy, thiết kế phải đảm bảo tính riêng tư và an toàn cho khách hàng.Chính vì vậy các gia chủ cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc sắp xếp các phòng và không gian.
3.7 Trang trí
Trong quá trình thiết kế mô hình này, việc trang trí không chỉ là nhiệm vụ đơn thuần mà còn đòi hỏi sự tinh tế. Chính vì vậy màu sắc và trang trí đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian sống thoải mái và ấm cúng. Hơn hết, bạn nên tránh sử dụng quá nhiều màu sắc đậm hay đồ trang trí quá phức tạp để tránh làm cho không gian trở nên chật chội.
Đặc biệt khi chọn tranh ảnh và hình ảnh trang trí, bạn có thể chọn những bức tranh có hình ảnh thiên nhiên, phong cảnh hoặc những bức tranh trừu tượng với tông màu nhẹ nhàng. Những hình ảnh này sẽ tạo cảm giác thư giãn và yên bình cho du khách khi lưu trú tại homestay.
Ngoài ra, duy trì không gian gọn gàng và ngăn nắp cũng là một yếu tố cần thiết trong trang trí homestay. Đảm bảo các vật dụng được bố trí một cách hợp lý và gọn gàng giúp không gian trở nên thoải mái và tạo cảm giác sạch sẽ, thuận tiện cho du khách.
3.8 Không nên bố trí quá nhiều vách ngăn và tường
Sử dụng quá nhiều vách ngăn và tường có thể làm cho không gian trở nên hẹp và có sự phân chia quá nhiều. Thay vào đó,bạn nên tạo ra một không gian mở và thông thoáng để tận dụng diện tích một cách hiệu quả và tạo cảm giác thoải mái cho du khách.
Bạn có thể sử dụng cửa gỗ xếp hoặc rèm để tạo không gian riêng tư khi cần thiết, nhưng vẫn giữ được không gian mở. Cửa gỗ xếp có thể được sử dụng để tách biệt khu vực ngủ và phòng khách, giúp du khách linh hoạt điều chỉnh không gian theo nhu cầu sử dụng.
Thêm vào đó, hãy sử dụng các vật liệu nhẹ và không rời như cửa kính hoặc tấm vách bằng gỗ mỏng để tạo không gian mở và chiếu sáng tự nhiên vào homestay. Ngoài ra, bạn có thể tạo sự liên kết giữa các khu vực trong homestay bằng cách sử dụng các đường nét, họa tiết hoặc vật liệu chung để tạo cảm giác đồng điệu và thống nhất.
3.9 Sử dụng không gian ngoài trời
- Sân vườn nhỏ: Sử dụng không gian trước hoặc sau homestay để tạo ra một sân vườn nhỏ. Trang trí sân vườn bằng cây cỏ, cây hoa và cây xanh để tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Đặt bàn ghế ngoài trời để du khách có thể thư giãn, nhâm nhi tách cà phê và tận hưởng không khí trong lành.
- Khu vực tiệc nướng: Nếu không gian của bạn còn tương đối rộng, bạn có thể tạo một khu vực tiệc nướng ngoài trời. Bố trí bếp nướng và bàn ăn ngoài trời để du khách có thể tổ chức tiệc nướng cùng gia đình và bạn bè trong không gian ấm cúng và thoải mái.
3. Sân thượng hoặc ban công: Sử dụng không gian sân thượng hoặc ban công để tạo một không gian ngoài trời riêng biệt. Bạn nên đặt bàn và ghế ngoài trời, có thêm các góc ngồi nhỏ và chậu cây để tạo cảm giác thư thái và thoải mái.
3.10 Tận dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp với ánh sáng nhân tạo
Cuối cùng yếu tố ánh sáng luôn nắm giữ vai trò then chốt trong mỗi thiết kế homestay. Và homestay trong ngõ nhỏ cũng không ngoại lệ. Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên tối ưu hóa sự có mặt của ánh sáng tự nhiên bằng cách đảm bảo homestay có đủ cửa sổ và cửa kính để cho ánh sáng tự nhiên đi vào từ bên ngoài. Đặc biệt, hãy giữ các cửa sổ và cửa kính sạch sẽ và không che khuất để tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên trong suốt ngày.
Để tăng cường ánh sáng tự nhiên trong không gian homestay, một giải pháp thông minh là sử dụng gương ở trong phòng ngủ và phòng tắm. Không chỉ làm cho không gian trở nên sáng hơn mà vật dụng này còn phản chiếu ánh sáng tự nhiên vào các khu vực khác, tạo cảm giác mở rộng và rộng lớn hơn.
Khi sử dụng ánh sáng nhân tạo, bạn nên lựa chọn các loại đèn và bóng đèn có ánh sáng tự nhiên và phân bố ánh sáng đều đặn. Đèn LED có thể là một lựa chọn tốt vì chúng tiết kiệm năng lượng và có thể tùy chỉnh độ sáng phù hợp. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng tự động hoặc cảm biến chuyển động cũng giúp tự động bật/tắt đèn theo điều kiện ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm điện năng và tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng trong homestay ngõ nhỏ.
Vậy là Ken Kasa đã mang đến 10 lưu ý thiết kế homestay trong ngõ nhỏ hi vọng những thông tin này sẽ mang đến những thông tin hữu ích trong quá trình kiến tạo, đầu tư những công trình lưu trú của các chủ đầu tư cũng như các gia chủ kinh doanh. Để biết thêm những kinh nghiệm bí quyết hấp dẫn khác hãy tiếp tục đón đọc các bài viết mới nhất từ Ken Kasa nhé !