Chủ đề hot

Top 5 mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển sang trọng, thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên

thứ năm, 29/02/2024
Top 5 mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển sang trọng, thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên

Nội dung bài viết

Sảnh khách sạn tân cổ điển ngày càng chiếm được sự ưa chuộng trong “làn sóng” thiết kế nội thất khách sạn tại Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang đến không gian đẳng cấp mà còn kết hợp sự sang trọng và tinh tế, tạo nên những trải nghiệm đặc biệt cho du khách. Trong bài viết dưới đây, Ken Kasa sẽ phân tích rõ vai trò, đặc trưng nổi bật cũng như điểm qua 5 mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển sang trọng, nơi những ý tưởng độc đáo chắp cánh cho những dự án khách sạn đang chờ đợi sự sáng tạo và tinh thần đổi mới. Cùng theo dõi nhé!

1. Vai trò, ý nghĩa của sảnh khách sạn 

Được coi là “bộ mặt, linh hồn” của khách sạn, khu vực sảnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với một khách sạn, đặc biệt là trong công cuộc đánh giá và xếp hạng khách sạn “chuẩn sao”.Vậy nên, trước khi tìm hiểu sâu về các mẫu sảnh khách sạn mang phong cách tân cổ điển, chúng ta hãy cùng phân tích ý nghĩa, vai trò của sảnh khách sạn để từ đó có sự đầu tư hợp lý cho hạng mục này.

Vai trò của sảnh khách sạn tân cổ điển

Trước hết vai trò đầu tiên của sảnh khách sạn đó là thu hút và giữ chân khách hàng. Sở dĩ lại như vậy bởi vì khu vực sảnh không chỉ đơn thuần là nơi để tiếp đón khách hàng, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động tương tác quan trọng giữa đội ngũ nhân viên và khách hàng. Tại đây, những hoạt động như đăng ký phòng, check in, check out, thanh toán, xử lý tình huống phát sinh hay đón tiếp đều được diễn ra, để rồi có sự đóng góp quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng ban đầu về chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ chăm sóc khách hàng. 

Có khi, khách hàng sẽ dựa vào những ấn tượng ban đầu để quyết định xem có nên lựa chọn khách sạn này làm nơi dừng chân, nghỉ ngơi hay không. Chính vì vậy, sự đầu tư đúng đắn và chăm sóc kỹ lưỡng vào không gian này không chỉ là để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ ngay từ ban đầu, mà còn là tiền đề để thu hút khách hàng quay trở lại vào những lần kế tiếp và cũng là một hình thức pr hiệu quả khi khách hàng có thể giới thiệu thêm người thân, bạn bè đến lưu trú tại khách sạn. Và như vậy về lâu về dài, chủ đầu tư sẽ xây dựng được danh tiếng và nâng cao doanh thu cho khách sạn. 

Không gian sảnh khách sạn với phong cách tân cổ điển

Một vai trò cũng cực kỳ quan trọng khác đó là thể hiện tầm nhìn của chủ đầu tư. Khi mà, mỗi một chủ đầu tư lại có định hướng khác nhau cho các dự án của mình. Trong đó, mỗi dự án khách sạn đều mang đậm chất cá nhân hóa, từng chi tiết trong sảnh là biểu tượng của sự đổi mới và sáng tạo, thể hiện cái nhìn của thời đại. Vì vậy, có thể nói rằng sảnh khách sạn tựa như một "gương mặt thương hiệu" , qua đó phản ánh được tầm nhìn và mục tiêu của chủ đầu tư trong quá trình thiết kế và xây dựng.

2. Đặc trưng nổi bật của sảnh khách sạn tân cổ điển 

Với xuất phát điểm từ châu Âu xa xôi, phong cách tân cổ điển nổi bật với sự chú trọng đặc biệt vào tỷ lệ và không gian. Việc áp dụng nguyên tắc "tỷ lệ vàng" giúp tạo ra không gian hài hòa và trang nhã trong bố cục thiết kế. Điều này là đặc điểm quan trọng của phong cách này, và nó có thể được áp dụng linh hoạt trong nhiều loại mặt bằng khác nhau. Ngoài ra, yếu tố tỷ lệ không chỉ mang lại vẻ đẹp hấp dẫn mà còn làm cho không gian trở nên tinh tế và cân đối hơn bao giờ hết. Thông qua việc sử dụng các ô và mảng tường, tân cổ điển không chỉ mang đến sự sang trọng mà còn tạo điểm nhấn nghệ thuật, làm nổi bật sự đẳng cấp và sự hòa quyện giữa các yếu tố trong không gian.

Không gian hài hòa trong sảnh khách sạn tân cổ điển

Đặc trưng thứ hai của tân cổ điển chính là về màu sắc. Gam màu được sử dụng trong thiết kế cực kỳ trang nhã, không đem lại cảm giác quá chói lòa và khó chịu. Dễ dàng nhận thấy các gam màu trung tính như trắng, kem, và vàng nhạt rất được “lăng xê” để mang lại cảm giác tinh khôi và thanh lịch. Ngoài ra, để làm cho phong cách tân cổ điển trở nên độc đáo và cuốn hút hơn,các kiến trúc sư có thể điểm xuyết thêm những gam màu mạnh mẽ như đỏ đô, tím, hay xanh rêu được áp dụng một cách khéo léo. Những màu sắc này không chỉ tạo nên điểm nhấn nổi bật mà còn tăng thêm sự huyền bí và quyến rũ cho không gian, hòa quyện với vẻ đẹp của phong cách tân cổ điển.

Gam màu của sảnh khách sạn tân cổ điển

Đặc trưng thứ ba khi nhắc đến phong cách này đó chính là sử dụng những chất liệu cao cấp. Những nguyên liệu như gỗ tự nhiên, đá hoa cương, và da cao cấp sẽ được chọn lựa và gia công  một cách tỉ mỉ từ đó thể hiện được sự sang trọng, quyền lực và xa hoa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể điểm xuyết thêm các kim loại quý như vàng, bạc để tô điểm thêm vẻ đẹp lôi cuốn và đẳng cấp không lẫn vào đâu được. Và đây cũng chính là “bộ mặt nhận diện” của phong cách này. 

Chất liệu cao cấp của mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển

Tiếp đó nhắc đến lối thiết kế tân cổ điển ta không thể không nhắc đến yếu tố về họa tiết. Không chỉ riêng ở phần sảnh mà ta vẫn thường xuyên bắt gặp các đường nét họa tiết ở các không gian phòng nghỉ và các khu vực nội thất khác trong khách sạn. Những chi tiết nhỏ như đường phào chỉ mảnh, cùng với những họa tiết được cách điệu tinh tế thực sự là những điểm nhấn quan trọng. Chúng không chỉ là yếu tố trang trí mà còn là cách để chủ đầu tư thể hiện sự tinh tế và chau chuốt từng khâu trong thiết kế. Đặc trưng cuối cùng khi thiết kế sảnh khách sạn tân cổ điển mà chủ đầu tư nên lưu tâm đó là yếu tố về ánh sáng

Họa tiết của sảnh khách sạn tân cổ điển

Không gian sảnh khách sạn sẽ thêm phần lung linh và quyến rũ nếu bạn biết tận dụng một cách sáng tạo.Vậy nên bạn nên kết hợp hài hòa giữa nguồn sáng từ ánh nắng mặt trời hay các nguồn sáng nhân tạo khác như đèn led âm trần hoặc đèn chùm để giúp không gian ấm áp hơn. 

3. Nguyên lý cần nắm rõ khi thiết kế sảnh khách sạn tân cổ điển 

Không gian sảnh khách sạn đóng một vai trò không thể phủ nhận trong việc định hình diện mạo chung của khách sạn. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với việc thiết kế và thi công sảnh khách sạn tân cổ điển, đảm bảo rằng nó không chỉ là một không gian mở rộng mà còn là bức tranh tinh tế và đầy đủ chức năng. Vậy nên trong quá trình kiến tạo nên “bộ mặt , linh hồn” của khách sạn cần lưu ý đến một vài điểm sau:

  • Trước hết, phần sảnh khách sạn cần được thiết kế rộng rãi, thông thoáng, giúp khách hàng di chuyển thuận lợi, thoải mái, đáp ứng nhu cầu phục vụ một lượng khách hàng lớn đặc biệt là trong những mùa cao điểm. 

Sảnh khách sạn tân cổ điển

  • Bên cạnh đó khu vực sảnh khách sạn cũng là nơi thể hiện được những nét đặc trưng nổi bật và thương hiệu của nơi đó. Vậy nên, biểu tượng mang tính thương hiệu và logo của khách sạn nên được thiết kế gần bàn lễ tân để đem lại sự chuyên nghiệp mà vừa tạo được điểm nhấn khác biệt. 
  • Quầy lễ tân, khu vực chờ và hệ thống thang máy là những yếu tố quan trọng và được coi là những điểm tập trung quan trọng trong không gian sảnh. Vậy nên ở không gian này bạn nên bố trí đèn chùm và đèn âm trần để đem lại hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Hơn thế cảm giác ấm áp, dễ chịu cho thị giác của khách hàng cũng được lan tỏa khắp không gian, từ đó cũng tạo được độ thiện cảm. 

Quầy lễ tân trong sảnh khách sạn

4. Điểm qua 5 mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển sang trọng, thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên 

4.1 Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển với tường ốp đá nguyên khối 

Mở đầu chính là mẫu sảnh khách sạn theo phong cách tân cổ điển với toàn bộ hệ thống tường được ốp đá nguyên khối. Dường như những tấm ốp đá được thêm vào để tô điểm cho không gian thêm phần đẳng cấp và sang trọng .Đặc biệt, vách CNC kim loại không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn tạo điểm nhấn nghệ thuật cho không gian nội thất. Sự kết hợp này không chỉ thể hiện sự tinh tế trong thiết kế mà còn thể hiện sự chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất, từng góc cạnh của không gian sảnh khách sạn.

Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển ốp đá nguyên khối

Gam màu trung tính, nhẹ nhàng vẫn được các kiến trúc sư ưa chuộng trong mẫu sảnh này để làm nổi bật sự trang nhã và tinh tế. Bên cạnh đó, các thức cột to lớn hình trụ không chỉ làm “điểm tựa” cho không gian mà còn tạo cảm giác ổn định, mạnh mẽ và làm tăng thêm vẻ uy nghi của sảnh. Ngoài ra, sàn nhà và quầy lễ tân đều được ốp lát bằng đá hoa cương sang trọng. Điều đặc biệt hơn cả là ánh sáng được tạo hình trong các khối hình tứ giác, ngũ giác, tạo ra không gian ánh sáng huyền bí và lạ mắt. Các khối hình này không chỉ có tác dụng chiếu sáng mà còn làm tăng thêm chiều sâu và tính thẩm mỹ cho không gian.

4.2 Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển Grand Plaza Hà Nội 

Một mẫu sảnh khách sạn mang phong cách tân cổ cũng khá là tiêu biểu trong làng thiết kế kiến trúc, nội thất Việt đó là Grand Plaza Hà Nội. Nổi bật trong khu Millennium City, khách sạn này cũng dành được nhiều lời khen ngợi đến từ giới chuyên gia và du khách thập phương. Không giống như ở mẫu khách sạn phía trên khi sử dụng các gam màu có phần khá nhẹ nhàng, thanh thoát thì các kiến trúc sư của Grand Plaza lại điểm tô thêm những sắc màu tươi mới, rạng rỡ hơn hẳn. Vậy nên khu vực sảnh được bao quanh bởi gam màu vàng, be với một số gam màu trầm của nội thất. 

Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển Grand Plaza Hà Nội

Các khối cột to lớn vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc làm “người bảo vệ, người nâng đỡ” cho toàn bộ khu vực sảnh. Hơn thế các đường nét của phào chỉ PU đều được điểm xuyết thêm một số họa tiết khá cầu kỳ, bao trọn lấy hệ thống trần nhà của Grand Plaza. Bên cạnh đó, ở trần nhà cũng được phân chia rạch ròi theo từng ô nhỏ, và dưới mỗi ô đều được trang bị chiếc đèn chùm sang trọng để tạo thêm cảm giác ấm áp, chào đón khách hàng mỗi lần ghé thăm. Đặc biệt từ trần nhà, quầy lễ tân cho đến hệ thống tường của khách sạn 5 sao này đều được ốp lát đá hoa sang trọng để mang lại giá trị thẩm mỹ mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng về mặt bảo quản, vệ sinh, cách âm và cách nhiệt.

Không gian quầy lễ tân của Grand Plaza hotel

Ngoài ra ở không gian sảnh, các kiến trúc sư cũng khéo léo sắp xếp hệ thống bàn, ghế với kiểu dáng khá cổ điển để cho khách hàng có thể nghỉ ngơi trong khi chờ đợi làm các thủ tục check in, check out. Và một điểm cộng cho Grand Plaza đó là khách sạn rất biết cách tận dụng ánh sáng tự nhiên thông qua hệ thống cửa kính sát trần được bao quanh bốn phía, tạo thành một góc nhìn 360 độ khá là cuốn hút. 

4.3 Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển với gam màu trung tính 

Tiếp theo là một mẫu sảnh cũng rất được lòng du khách gần xa khi sử dụng các gam màu trung tính được phối kết hợp một cách hài hòa. Có thể thấy ngay từ khi bước vào, không gian sảnh đã được phân chia rõ ràng làm ba thái cực. Một bên là quầy lễ tân trong khi một bên còn lại là khu vực ngồi chờ dành cho khách hàng và ở giữa là cầu thang được thiết kế khá cổ điển với các họa tiết được uốn cong - đây là nơi dẫn bước khách hàng lên trên khu vực nghỉ ngơi.  Ở mẫu sảnh khách sạn này vẫn khá chuộng lối ốp đá lên các thức cột và bề mặt tường nhà để đem lại cảm giác sáng láng và tạo nét thẩm mỹ cho không gian. 

Mẫu  sảnh khách sạn tân cổ điển gam màu trung tính

Ánh sáng rất được chú trọng ở mẫu sảnh này khi các kiến trúc sư lắp đặt rất nhiều các loại đèn và đặt chúng ở các vị trí chiến lược để có thể phát huy hiệu quả chiếu sáng một cách tốt nhất. Tuy nhiên khác biệt so với hai mẫu trên, ở mẫu sảnh này lại sử dụng loại phào cổ trần trơn không có họa tiết để đem đến sự thanh lịch, nhẹ nhàng trong không gian và phù hợp hơn với cách phối màu của tổng thể thiết kế. Để tạo thêm một chút điểm nhấn thì các kiến trúc sư cũng khéo léo lồng ghép một số bức tranh cổ điển, hay một vài họa tiết được điêu khắc tỉ mỉ trên một vài tấm ốp tường. 

4.4 Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển C&D Hotel,Xiamen Xiang'an

Tọa lạc tại gần trung tâm thành phố Hạ Môn, Trung Quốc, C&D hotel cũng là một trong số những khách sạn lựa chọn thiết kế tân cổ điển vào không gian sảnh của mình. Các gam màu như đen, xám, xanh được phối hợp một cách cực kỳ ăn ý với gam màu trắng chủ đạo. Cũng giống như mẫu khách sạn thứ 3 mà Ken Kasa đã đề cập trước đó thì các kiến trúc sư của C&D hotel cũng áp dụng phào chỉ PU cổ trần trơn để đem lại cảm giác nhẹ nhàng và tinh tế. 

Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển C&D hotel

Sàn nhà cũng được lát đá hoa và điểm xuyết thêm một vài chậu cây cảnh đặt ở các vị trí khác nhau trong sảnh để tạo cảm giác gần gũi và thân thiện hơn. Bên cạnh đó ánh sáng cũng được các kiến trúc sư và chủ đầu tư lựa chọn một cách cẩn thận và lắp đặt ở vị trí trung tâm đối với đèn chùm cỡ lớn và đèn ốp chao thủy tinh ở vị trí sát tường. 

4.5 Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển Vinpearl Resort & Spa Hạ Long 

Cuối cùng chính là mẫu sảnh khách sạn đến từ tổ hợp khách sạn Vinpearl Resort & Spa Hạ Long. Khách sạn này quyết định theo đuổi lối thiết kế tân cổ điển Pháp với những vẻ đẹp của sự tinh tế, sang trọng nhưng vẫn đầy vẻ lãng mạn đem đến không gian sống mới lạ. Hai tone màu vàng - trắng được lựa chọn làm gam màu chủ đạo để đem đến cảm giác đẳng cấp và sang trọng. Bên cạnh đó thiết kế những cột lớn chống đỡ càng làm tăng tính đồ sộ của công trình.

Mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển Vinpearl resort & spa hạ long

Ngoài ra, đèn chùm lớn với thiết kế độc đáo ngay giữa không gian nhà hàng giúp tăng phần sang trọng cho không gian nhà hàng. Các kiến trúc sư cũng cực kỳ lưu tâm đến tính đối xứng và bố cục trong không gian sảnh của Vinpearl Hạ Long để vẫn giữ được cái hồn và cái cốt cách vốn có của phong cách tân cổ điển. Tổng thể đồ nội thất cũng được làm từ những chất liệu cao cấp lại có sự hài hòa trong màu sắc cùng cách thiết kế.  

Vậy là Ken Kasa đã phân tích rõ vai trò, đặc trưng nổi bật cũng như điểm qua 5 mẫu sảnh khách sạn tân cổ điển gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hy vọng qua bài viết này, chủ đầu tư đã có thêm những kiến thức bổ ích và có những tư liệu tham khảo đáng giá trong hành trình kiến tạo nên những khách sạn đủ tầm và đủ chất. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề thiết kế hoặc thi công khách sạn đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline trên màn hình để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất nhé! 

098.7413.998 Chat Facebook Chat Zalo