Chủ đề hot

“Bỏ túi” ngay 10 lưu ý khi thiết kế homestay nhà ống

thứ hai, 28/08/2023
“Bỏ túi” ngay 10 lưu ý khi thiết kế homestay nhà ống

Nội dung bài viết

Trên hành trình thiết kế homestay nhà ống, việc tạo ra không gian hấp dẫn và độc đáo đòi hỏi sự kỳ công và sáng tạo. Để đảm bảo rằng mỗi góc nhỏ trong homestay đều phản ánh tinh thần và phong cách riêng, có đến 10 lưu ý quan trọng cần xem xét. Cùng Ken Kasa khám phá ngay bây giờ nhé! 

1. Thiết kế homestay nhà ống là gì?

Homestay nhà ống là một loại homestay được thiết kế trên cơ sở kết hợp giữa kiến trúc của một ngôi nhà ống và tiện nghi của một homestay. Thông thường, homestay này  được thiết kế với không gian sống tương đối nhỏ hẹp do thiết kế đặc trưng của loại nhà ống. Ngoài ra các phòng ngủ được bố trí riêng tư và tiện nghi hiện đại đầy đủ. 

Lọai hình này thường được xây dựng trong khu dân cư đông đúc, gần các tiện ích và điểm du lịch để khách hàng dễ dàng di chuyển và khám phá khu vực. Thiết kế, decor homestay nhà ống đòi hỏi sự tinh tế trong việc sắp xếp các phòng chức năng, tối ưu hóa diện tích sử dụng và tạo ra một không gian thoải mái, ấm cúng cho khách hàng.

Thiết kế homestay nhà ống

Đặc biệt trong quá trình thiết kế homestay nhà ống, cần quan tâm đến các yếu tố như mục đích sử dụng, phong cách kiến trúc, vật liệu xây dựng, màu sắc và trang trí nội thất. Để tạo ra một không gian sống và nghỉ dưỡng đẹp mắt và tiện nghi, bạn cũng cần phải có một kế hoạch chi tiết và kết hợp thêm sự sáng tạo trong việc sử dụng các vật liệu và trang thiết bị.

2. Homestay nhà phố và homestay nhà ống có điểm gì giống và khác nhau?

Homestay nhà phố và homestay nhà ống đều là những dạng chỗ ở du lịch độc đáo, nơi khách du lịch có cơ hội thuê một phần nhà khu nhà hay toàn bộ của người dân địa phương để trải nghiệm cuộc sống hàng ngày và khám phá văn hóa địa phương. Dù có những điểm tương đồng, hai loại homestay này cũng có những sự khác biệt đáng chú ý.

Điểm giống nhau đầu tiên là cả hai loại hình này đều tạo ra cơ hội cho du khách tiếp xúc gần gũi với cuộc sống địa phương. Khách hàng có thể trải nghiệm không chỉ chỗ ở mà còn cảm nhận được văn hóa, phong cách sống và thậm chí là nhịp sống hàng ngày của cộng đồng nơi họ lưu trú.

Một góc của homestay nhà ống

Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại homestay này là về kiến trúc và cơ cấu của nhà. Homestay nhà phố thường thuê một phần của ngôi nhà phố truyền thống, thường có nhiều tầng với kiến trúc phổ biến trong khu vực đó. Trong khi đó, homestay nhà ống thường liên quan đến việc thuê một phần của căn nhà nhỏ hẹp và dài, thường chỉ có một tầng hoặc vài tầng. Điều này dẫn đến sự khác biệt về diện tích, cấu trúc và trang thiết bị nội thất giữa hai loại homestay.

Đặc trưng của loại hình homestay nhà ống

Điểm dễ nhận thấy nhất đó là homestay nhà phố thường có diện tích lớn hơn, cung cấp không gian rộng rãi hơn và thường có trang thiết bị nội thất phong cách hơn. Trong khi đó, homestay nhà ống thường có diện tích nhỏ hơn và không gian được sắp xếp theo chiều dọc, tập trung vào sự tiện nghi trong không gian hạn chế.

Tiện nghi trong thiết kế homestay nhà ống

Một yếu tố khác đó là giá cả, homestay nhà phố thường có khả năng đắt hơn do diện tích lớn hơn và trang thiết bị cao cấp hơn. Ngược lại, homestay nhà ống thường rẻ hơn do diện tích nhỏ hơn và thiết kế có phần đơn giản hơn để tạo nên không gian rộng rãi khi sử dụng các phong cách thiết kế tiêu biểu như: hiện đại, scandinavian hay tối giản. 

3. Ưu, nhược điểm khi thiết kế homestay nhà ống 

Thiết kế homestay nhà ống mang đến những ưu điểm cực kì nổi bật sau đây: 

Tối ưu hóa nguồn vốn ban đầu: Một lợi thế quan trọng của thiết kế homestay nhà ống đó là khả năng tái sử dụng các căn nhà phố đã có. Thay vì phải xây dựng từ đầu, chủ đầu tư có thể tận dụng cơ sở vật chất hiện có để chỉ cần cải tạo và trang trí lại, từ đó tạo ra một không gian homestay hoàn chỉnh. Việc này giúp tiết kiệm đáng kể nguồn vốn ban đầu, đồng thời tránh lãng phí tài nguyên và thời gian xây dựng.

Tối ưu vốn đầu tư khi thiết kế homestay nhà ống

Diện tích được tối ưu: Mô hình nhà ống thường không đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn. Đặc biệt, mặt tiền của nhà ống thường nằm trong khoảng từ 10-15 mét trong các khu đô thị. Điều này có nghĩa rằng với một miếng đất có diện tích từ 50m2 trở lên, bạn đã có thể xây dựng một không gian homestay đáp ứng mọi yêu cầu của du khách. Trong khi so sánh với những mô hình homestay khác, yêu cầu về diện tích của homestay nhà ống thường thấp hơn nhiều.

Diện tích được tối ưu khi thiết kế homestay nhà ống

Tiến độ thiết kế, thi công  nhanh và xây dựng linh hoạt: Với diện tích nhỏ và cấu trúc đơn giản, việc thiết kế homestay nhà ống thường diễn ra nhanh chóng hơn. Bố trí không gian và thiết kế nội thất cũng trở nên đơn giản hơn so với các dự án lớn hơn. Hơn nữa, việc cải tạo, nâng cấp hoặc tu sửa cơ sở vật chất hiện có cũng dễ dàng hơn so với việc xây mới. Tất cả những yếu tố này dẫn đến việc tiến độ thi công và hoàn thành homestay nhà ống được rút ngắn. Trong khoảng 1-2 tháng, bạn đã sẵn sàng đưa vào vận hành một homestay nhà ống hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm, homestay nhà ống cũng mang đến một số nhược điểm đáng lưu tâm: 

Không gian hạn chế: Việc có diện tích nhỏ có thể tạo ra sự bất tiện cho khách du lịch khi họ không có đủ không gian để di chuyển, làm việc hoặc thư giãn. Đặc biệt mô hình này chỉ thường phù hợp cho khách lẻ với số lượng khoảng 2-3 người. 

Không gian hạn chế khi thiết kế homestay nhà ống

Hạn chế về quyền riêng tư :Với không gian nhỏ và thiết kế gần gũi, việc giữ cho khách du lịch có không gian riêng tư có thể trở nên khó khăn. Thậm chí, có một số homestay sẽ gây ra một số bất tiện như khu vực vệ sinh phải dùng chung với các phòng khác. 

Gặp khó khăn trong việc thiết kế nội thất:  Việc sắp xếp các vật dụng và tiện ích trong không gian hạn chế có thể là một thách thức, đặc biệt khi cần đáp ứng đủ nhu cầu của khách du lịch. 

Thiết kế homestay nhà ống

Khó khăn trong việc thay đổi decor và phong cách thiết kế: Vì hạn chế diện tích và cấu trúc căn nhà, việc thay đổi này có thể phức tạp và tốn kém. Điều này dễ dẫn đến sự nhàm chán về thị giác và có thể gây khó khăn trong việc thu hút khách quay lại lưu trú trong tương lai.Tuy nhiên, nắm chắc những nhược điểm và lựa chọn được những đơn vị thiết kế chuyên nghiệp chắc chắn sẽ có thể giải quyết được hầu hết những khuyết điểm của loại hình mô trú này. 

Có thể bạn quan tâm: 10 lưu ý khi thiết kế homestay nhà phố - mô hình lưu trú chưa bao giờ lỗi thời 

4. “Bỏ túi” ngay 10 lưu ý thiết kế homestay nhà ống 

4.1 Lựa chọn vị trí phù hợp 

Trong quá trình kiến thiết homestay nhà ống, việc chọn một vị trí lý tưởng là một lưu ý cực kì quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công và hài lòng của khách hàng.

Trước hết đó là lựa chọn một vị trí thuận tiện và dễ dàng tiếp cận cho khách hàng. Nếu homestay nhà ống của bạn nằm gần các điểm tham quan, giao thông công cộng và tiện ích cơ bản như cửa hàng và nhà hàng, điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho khách hàng thăm quan và di chuyển. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ đầy đủ các quy định và thủ tục về đất đai, xây dựng và kinh doanh tại vị trí được lựa chọn  để tránh rắc rối pháp lý trong tương lai.

Vị trí khi thiết kế homestay nhà ống

Cuối cùng đó là vị trí của homestay cần phải an toàn và yên tĩnh. Đặc biệt nên tránh các khu vực ồn ào, đông đúc hoặc có nguy cơ an ninh để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho khách hàng. Bằng cách xem xét tỉ mỉ các yếu tố trên, Ken Kasa có thể đảm bảo rằng homestay nhà ống sẽ tận dụng tối đa tiềm năng của vị trí và mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng.

4.2 Lựa chọn phong cách thiết kế 

Được coi là “linh hồn” của homestay nói chung và homestay nhà ống nói riêng nên khâu lựa chọn phong cách thiết kế cực kỳ quan trọng. Vì lối thiết kế này sẽ đi theo căn homestay của bạn suốt một thời gian dài đó! Để lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp cho homestay nhà ống, cần phải xác định rõ mục đích sử dụng của không gian.

Phong cách thiết kế khi thiết kế homestay nhà ống

Nếu homestay được thiết kế để cho thuê, cần lựa chọn phong cách thiết kế thu hút khách hàng và đồng thời mang tính thương mại cao. Nếu homestay được thiết kế để sử dụng riêng, cần lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với sở thích và phong cách sống của chủ nhà.Một số phong cách thiết kế được khách hàng ưa chuộng gần đây bao gồm hiện đại, scandinavian, tối giản, đương đại và Industrial.

Một góc nhỏ của homestay nhà ống

Bởi lẽ những style này mang đến không gian sáng và thoải mái, thường kết hợp với sự sạch sẽ và màu sắc tươi sáng, tạo cảm giác rộng rãi và dễ chịu. Ngày nay, khi nhiều người càng ưa thích sự đơn giản và thanh thoát hơn là sự xa hoa hay phức tạp thì việc trang trí nhẹ nhàng, tinh tế thay vì quá nhiều chi tiết sẽ tạo cảm giác thư giãn và thú vị cho khách hàng.

4.3 Thiết kế mặt tiền cho homestay nhà ống 

Mặt tiền homestay chính là bức tranh mở đầu, là nơi thể hiện bản sắc và giá trị của homestay, đồng thời thể hiện tính chất độc đáo mà homestay mang đến. Một trong những cách tốt để làm nổi bật mặt tiền là tạo nên một điểm nhấn độc đáo. Điều này có thể là biểu tượng, logo hoặc thiết kế kiến trúc đặc biệt tạo ra sự nhận diện dễ dàng cho homestay. 

Thiết kế mặt tiền khi thiết kế homestay nhà ống

Bên cạnh đó màu sắc cũng cần được xem xét một cách cẩn thận, hài hòa với phong cách thiết kế tổng thể và môi trường xung quanh. Bằng cách sử dụng vật liệu đặc trưng như gỗ, gạch hoặc đá, bạn có thể tạo ra bề mặt tiền thú vị và độc đáo, thể hiện sự bền vững và tạo nên sự gắn kết với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý đặt biển hiệu sao cho dễ quan sát, nhìn thấy được từ khoảng cách xa. 

4.4 Lựa chọn vật liệu sử dụng phù hợp 

Tiếp đó là lựa chọn vật liệu sử dụng khi thiết kế homestay nhà ống. Việc chọn vật liệu phù hợp không chỉ giúp tạo nên không gian sống đẹp mắt, mà còn giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thi công. Nếu homestay được thiết kế để cho thuê, cần chọn những vật liệu có độ bền cao và dễ dàng bảo trì như gạch men, đá tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp, tấm ốp PVC, vật liệu nhựa composite. Nếu homestay được sử dụng để nghỉ dưỡng, có thể sử dụng các vật liệu sang trọng hơn như đá marble, gỗ tự nhiên, kính cường lực.

Vật liệu khi thiết kế homestay nhà ống

Ngoài ra, cần lưu ý đến khí hậu và điều kiện thời tiết của khu vực homestay để chọn được vật liệu phù hợp. Nếu khu vực có khí hậu ẩm ướt, cần chọn những vật liệu chống ẩm và chống thấm tốt như gạch men, đá tự nhiên, kính cường lực. Nếu khu vực có khí hậu khô ráo, có thể sử dụng các vật liệu như gỗ tự nhiên, đá granite.

Vật liệu hiện đại khi thiết kế homestay nhà ống

Cuối cùng, cần xem xét đến chi phí và thời gian thi công để chọn được vật liệu phù hợp. Những vật liệu có chi phí cao nhưng độ bền cao và dễ bảo trì sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Nếu muốn tiết kiệm chi phí và thời gian thi công, có thể sử dụng các vật liệu như gạch men, tấm ốp PVC.

4.5 Tối ưu hóa không gian sống 

Diện tích của homestay nhà ống là khá nhỏ hẹp do cấu trúc đặc trưng vốn có  cho nên khi thiết kế bạn cần lưu ý đến việc tối ưu hóa cho căn homestay của mình. Việc phân chia không gian một cách thông minh là chìa khóa đầu tiên. Bạn cần sắp xếp các khu vực khác nhau một cách hợp lý, từ không gian sinh hoạt chung đến phòng ngủ và khu vực ẩm thực. Sự sắp xếp hợp lý giúp tạo ra một luồng chuyển động tự nhiên và thuận tiện, đồng thời  cũng tạo cảm giác rộng rãi hơn.

Tối ưu hóa không gian khi thiết kế homestay nhà ống

Sử dụng nội thất đa năng là một cách tối ưu hóa hiệu quả không gian. Ghế sofa có thể biến thành giường ngủ dự phòng, bàn ăn có thể mở rộng khi cần. Điều này không chỉ tiết kiệm không gian mà còn tạo ra sự linh hoạt cho các khu vực khác nhau.Khả năng tận dụng các khoảng trống nhỏ cũng là một ý tưởng không tồi đó! Giả dụ như ógc đọc sách, kệ trưng bày hoặc góc làm việc nhỏ có thể tạo ra những không gian chức năng nhỏ hữu ích. Điều này giúp tối ưu hóa mọi góc nhỏ của homestay.

4.6 Sử dụng đồ nội thất tối giản

Khi đi sâu vào thiết kế không gian sống cho mô hình homestay này, việc sử dụng đồ nội thất tối giản là một phương pháp thông minh để tạo nên không gian sống vừa thanh lịch, vừa ấm cúng. Tuy nhiên khi sử dụng những món đồ này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn các món đồ trong không gian sống. 

Đồ nội thất đơn giản khi thiết kế homestay nhà ống

Thay vào đó, bạn cần tập trung vào những món đồ thiết yếu và có tính thực tiễn cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng. Đồng thời, việc lựa chọn các món đồ này cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa với không gian tổng thể của homestay. Chính vì vậy, bạn cần tìm ra những món đồ phù hợp và kết hợp chúng một cách hài hòa để tạo ra một không gian sống vừa đẹp mắt vừa tiện nghi.

4.7 Lựa chọn gam màu phù hợp 

Trước khi lựa chọn gam màu, cần xác định rõ phong cách thiết kế của homestay. Nếu homestay có phong cách hiện đại, sử dụng gam màu trung tính như trắng, đen, xám sẽ tạo nên sự tinh tế và sang trọng. Nếu homestay có phong cách vintage hoặc retro, sử dụng các gam màu ấm như nâu, đen nâu, vàng sẽ giúp tạo nên sự ấm cúng và thân thiện. 

gam màu phù hợp khi thiết kế homestay nhà ống

4.8 Trang trí homestay sao cho thu hút

Để tạo nên không gian sống thu hút, bạn có thể sử dụng các điểm nhấn độc đáo như tranh nghệ thuật , đồ handmade hoặc tượng điêu khắc để tạo nên một sự khác biệt đáng chú ý trong không gian.Hay tận dụng trang trí tường bằng cách sử dụng hình ảnh, họa tiết hoặc tường ốp đá để tạo nên một bức tranh sống động và độc đáo. Hoặc có thể kết hợp sáng tạo các vật trang trí như gương, tranh, đèn hoặc các đồ thủ công để tạo nên sự đa dạng và độc đáo.

Trang trí thu hút khi thiết kế homestay nhà ống

4.9 Đảm bảo ánh sáng tự nhiên và thông gió 

Để đảm bảo đủ lượng ánh sáng bạn nên đặt cửa sổ ở những vị trí có nhiều nguồn ánh sáng mặt trời để tạo ra không gian sáng và ấm áp.Bên cạnh đó bố trí thêm gương trong phòng ngủ cũng là một cách để tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên. Bởi nó có khả năng phản xạ ánh sáng và tạo nên hiệu ứng không gian rộng hơn.

Một tips nữa đó là bạn nên chọn màu sắc nhạt cho tường và trần để tối ưu hóa sự phản chiếu ánh sáng tự nhiên. Những gam màu như trắng, be và xám nhạt giúp tạo nên không gian sáng và mở rộng.Thiết kế cửa sổ thông gió ở các vị trí chiến lược để tạo luồng gió tự nhiên thông qua không gian. Điều này giúp làm mát tự nhiên và cải thiện hệ thống thông gió. Tiếp đó nên bố trí thêm rèm cửa có thể điều chỉnh để kiểm soát lượng ánh sáng và thông gió theo nhu cầu. 

4.10 Hạn chế các chi tiết quá rườm rà

Khi trang trí cho homestay nhà ống,  việc hạn chế các chi tiết quá rườm rà là điều cần thiết để tạo ra một không gian sống đơn giản và tiện nghi cho khách hàng. Việc sử dụng những đồ nội thất đơn giản, không quá cầu kỳ sẽ giúp cho không gian trở nên rộng rãi hơn và dễ dàng sử dụng hơn. 

Hạn chế các chi tiết rườm rà khi thiết kế homestay nhà ống
Khép lại 10 lưu ý khi thiết kế homestay nhà ống Ken Kasa hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến với các độc giả và các chủ đầu tư. Để biết thêm nhiều kinh nghiệm, bí quyết thiết kế các mô hình lưu trú độc đáo khác, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới nhất nhé!

098.7413.998 Chat Facebook Chat Zalo