Các phong cách thiết kế nội thất khách sạn ưa chuộng nhất hiện nay
thứ bảy, 27/05/2023Nội dung bài viết
Thiết kế nội thất khách sạn không chỉ là việc tạo ra một không gian tiện nghi cho khách hàng, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật, sáng tạo và chất lượng dịch vụ. Những phong cách thiết kế đa dạng và độc đáo đã biến các khách sạn trở thành những điểm đến không chỉ để nghỉ ngơi mà còn để trải nghiệm một tác phẩm nghệ thuật sống động. Vậy thì hãy cùng Ken Kasa, tìm hiểu các phong cách thiết kế nội thất khách sạn được ưa chuộng nhất hiện nay nhé!
Mục lục
1. Phong cách thiết kế hiện đại
Là phong cách thiết kế được hầu hết các công trình lưu trú ưa chuộng nhất hiện nay, lối thiết kế hiện đại phù hợp với thời đại và thị hiếu người dùng nhờ vào những công năng sử dụng cùng nét đẹp mang tính tối giản nhưng không kém phần tinh tế.
Màu sắc chủ đạo của phong cách này hướng đến các gam màu trung tính như trắng, be, xám ghi và nâu gỗ. Tùy vào sở thích và chủ đề mà khách sạn lựa chọn mà mức độ đậm nhạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng phải được kết hợp một cách hài hoà và dễ chịu nhất cho mắt người nhìn, nhằm đảm bảo được một không gian thoải mái.
Hoa văn và hoạ tiết trang trí tập trung vào sự đơn giản, đồng điệu, không quá cầu kỳ và rườm rà, hướng đến công năng sử dụng nhiều hơn. Chủ yếu là những bức tranh phong cảnh, một vài lọ hoa nhỏ để bàn hoặc chiếc đèn thả trần đầy nghệ thuật.
Ánh sáng và bố cục trong không gian cũng sẽ được phân chia hợp lý. Mỗi đồ vật, đồ nội thất đều được đặt đúng vị trí, tạo ra nhiều khoảng trống nhằm mục đích giúp không gian thêm rộng rãi hơn.
Không chỉ vậy, một đặc trưng của phong cách thiết kế này là không thể thiếu cửa sổ hoặc cửa ban công làm bằng chất liệu kính trong suốt. Thiết kế không gian mở cũng được đề cao để tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và không khí tự nhiên.
2. Phong cách thiết kế cổ điển
Phong cách thiết kế cổ điển đã xuất hiện từ rất lâu trở về trước nhưng vẫn được nhiều người săn đón nhờ vào sự xa hoa, sang trọng toát ra trong lối kiến trúc này. Có thể nói, đây là phong cách cho ra đời nhiều công trình lưu trú đồ sộ bậc nhất do hướng đến sự nghệ thuật trong không gian là chủ yếu.
Đây cũng là lối thiết kế tốn nhiều chi phí xây dựng, thời gian thi công và nguồn lực nhất. Do đó, phong cách này thường xuất hiện ở các công trình lưu trú theo tiêu chuẩn thiết kế 4 sao trở nên bởi những yêu cầu khắt khe cùng nguồn đầu tư khổng lồ.
Do tập trung vào sự xa hoa, thời thượng và sang trọng đẳng cấp, nên gam màu chủ đạo của phong cách này chủ yếu là màu trắng thuần, kết hợp thêm sắc vàng nổi bật. Từ nội thất đến các mảng tường đều được sử dụng xuyên suốt cùng một màu sắc, khiến cho không gian như thêm rộng mở, không có đường ngăn cách.
Một đặc trưng dễ nhận biết của phong cách thiết kế cổ điển chính là sử dụng những hoa văn, hoạ tiết cầu kì với những đường cong uyển chuyển được trạm trổ tỉ mỉ, tinh tế. Đặc biệt, đèn chùm được đính kèm những viên pha lê với kích thước lớn, sàn lát đá cẩm thạch và những bức trụ, phào lớn sẽ được ưa chuộng hơn cả.
Không chỉ vậy, thay vì sử dụng nội thất gỗ chủ yếu như phong cách hiện đại, lối kiến trúc cổ điển lại hướng đến những bộ ghế sofa bọc vải dạ cao cấp, đắt tiền. Điều này càng làm tăng thêm vẻ hào nhoáng, tráng lệ cho không gian.
3. Phong cách thiết kế tân cổ điển
Nếu như phong cách thiết kế hiện đại mang vẻ đẹp của sự thanh lịch, trang nhã, hợp với xu thế, phong cách thiết kế cổ điện lại tỏa ra một sức hút cực kỳ sang trọng, xa hoa, tráng lệ thì phong cách tân cổ điển lại chính là sự giao thoa của hai nền văn minh tưởng như đầy đối lập này.
Lối kiến trúc tân cổ điển mang lại một tổng thể sang trọng, tinh tế với những đường nét nhẹ nhàng, mềm mại, đạt độ thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo được sự thoải mái trong không gian nghỉ dưỡng.
Do kế thừa những tinh hoa từ phong cách cổ điển và hiện đại nên thiết kế tân cổ điển vẫn giữ được những đặc trưng thuần túy như tính đối xứng cân bằng, chất liệu cao cấp, đường phào uốn lượn trên trần tường và các chất liệu mang đặc trưng của thiết kế hiện đại như bê tông, cốt thép, kính…
Đây cũng chính là điểm khác biệt giúp các nhà đầu tư và khách du lịch nhận biết phong cách này so với những phong cách còn lại trên thị trường lưu trú.
Tương tự như phong cách thiết kế hiện đại, gam màu chủ đạo là các màu sắc trung tính nhưng lại có sự khác biệt khi sử dụng thêm các tone màu nổi như vàng, xanh… để làm điểm nhấn.
4. Phong cách thiết kế Indochine
Là sự kết hợp vô cùng ấn tượng của hai nền văn hoá Á Đông và phương Tây, phong cách thiết kế Indochine như một làn gió mới trong thị trường bất động sản lưu trú. Lối kiến trúc này đang dần được ưa chuộng nhờ những vẻ đẹp cổ kính, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng cũng không kém phần sang trọng và tinh tế.
Không chỉ là một phong cách thiết kế nội thất, Indochine còn là một trải nghiệm văn hóa đầy mê hoặc. Khách sạn Indochine mang đến sự kết hợp hài hòa giữa sự sang trọng và quyến rũ của nền văn hóa Đông Nam Á và nước Pháp lãng mạn, tạo nên một không gian độc đáo và thu hút cho khách lưu trú.
So với các phong cách thiết kế được ưa chuộng nhiều như hiện đại, tân cổ điển đều sử dụng các gam màu trung tính thì phong cách Indochine lại lựa chọn những gam màu ấm đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới nổi bật làm chủ đạo như vàng, xanh dương đậm, xanh lá…
Một đặc trưng nổi bật trong kiến trúc Đông Dương chính là sàn nhà lát gạch bông, quạt trần kiểu cổ hình lá, con tiện hay những đường nét, hoạ tiết kỷ hà. Tất cả đều sử dụng các chất liệu quen thuộc trong văn hoá của địa phương như gỗ tự nhiên, tre, nứa, chất liệu mây đan.
Không chỉ vậy, là phong cách bị ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ nên sẻ sở hữu một số đặc điểm khác như cột La Mã – Hy Lạp, mái ngói âm dương, bố trí nhiều cửa sổ, hình khối mái vòm…
Với thiết kế đồng nhất từ ngoại và nội thất, khách sạn sử dụng phong cách Indochine như đưa con người trở về thời xưa cũ, được sống trong dòng chảy của lịch sử với các chi tiết vô cùng gần gũi và thân thuộc.
5. Phong cách thiết kế Tropical
Phong cách thiết kế nội thất khách sạn Tropical mang trong mình những đặc điểm tươi mới, tươi sáng và gần gũi với thiên nhiên. Được lấy cảm hứng từ các vùng nhiệt đới và biển cả, phong cách này tạo ra không gian thú vị và tạo cảm giác nghỉ ngơi thoải mái và thư giãn.
Một trong những đặc điểm quan trọng của phong cách thiết kế Tropical là việc sử dụng màu sắc tươi tắn và tươi mát. Sắc xanh lá cây, màu vàng rực rỡ, màu cam, và những gam màu tươi sáng khác thường xuất hiện trong các chi tiết trang trí và nội thất.
Những màu sắc này kết hợp với ánh sáng tự nhiên và không gian mở, tạo ra một cảm giác sảng khoái và gần gũi với thế giới thiên nhiên bên ngoài.
Các yếu tố tự nhiên cũng là đặc trưng của phong cách Tropical. Việc sử dụng nhiều cây xanh, cây cỏ và họa tiết hoa lá như cây cọ, lá chuối…, phong cách này đã tạo ra một không gian xanh như một khu rừng nhiệt đới thu nhỏ ngay bên trong khách sạn.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre và mây đan cũng tạo ra sự gần gũi và hài hòa với tự nhiên. Nhìn chung, phong cách thiết kế Tropical không quá cầu kỳ và khó khăn trong việc trang trí nhưng lại mang đến một không gian nghỉ ngơi vô cùng dễ chịu và đầy nghệ thuật.
6. Phong cách thiết kế tối giản (Minimalism)
Thiết kế nội thất khách sạn theo phong cách tối giản (Minimalism) là một xu hướng thiết kế đang ngày càng được ưa chuộng. Phong cách này tập trung vào sự đơn giản, thanh lịch và tinh tế, loại bỏ những chi tiết không cần thiết để tạo ra một không gian trang nhã và tiện nghi.
Một trong những đặc điểm quan trọng của phong cách tối giản là sự tối đa hóa không gian và ánh sáng tự nhiên. Các không gian được thiết kế mở, sử dụng ít vật liệu và màu sắc đơn giản, tạo ra cảm giác thoáng đãng và thư thái.
Phong cách Minimalism tập trung vào cách bố trí nội thất tối giản, chủ yếu là các đường thẳng, hình học đơn giản và không gian trống rộng. Sự sắp xếp và tổ chức các đồ vật cũng được chú trọng để giữ cho không gian trông gọn gàng và và việc sử dụng được thuận tiện.
Gam màu chủ đạo của phong cách thiết kế này thường sử dụng tone màu trung tính và tông màu nhạt, như trắng, xám, và đen điểm cùng là các gam màu pastel như xanh bạc hà, vàng nhạt, hồng phấn. Màu sắc tối giản giúp tạo ra sự tinh tế và tạo điểm nhấn cho những chi tiết nội thất đơn giản nhưng hiệu quả.
Thiết kế nội thất khách sạn theo phong cách tối giản mang đến một cảm giác sang trọng và thanh lịch. Từ không gian trống trải, đường nét sáng sủa đến sự tối ưu hóa chức năng, phong cách này tạo ra một môi trường tĩnh lặng và tinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng để nghỉ ngơi và thư giãn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về tiêu chuẩn thiết kế khách sạn từ 1 đến 5 sao
7. Một số phong cách thiết kế nội thất khách sạn khác
7.1. Phong cách thiết kế Phục hưng
Phong cách thiết kế nội thất khách sạn theo phong cách Phục hưng mang trong nó sự sang trọng, lịch lãm và đậm chất cổ điển. Phong cách Phục hưng thường thể hiện qua kiến trúc lộng lẫy, với các chi tiết kiến trúc phức tạp như cột, trụ, cầu thang, tường bao và nền nhà được thiết kế tỉ mỉ và hoành tráng.
Phong cách này sử dụng vật liệu cao cấp như gỗ chạm khắc, đá quý, marble, vàng, bạc, gương và pha lê để tạo ra vẻ sang trọng và xa hoa. Thiết kế nội thất theo phong cách Phục hưng thường có đường nét cong mềm mại và hoa văn phức tạp. Chúng có thể được thấy trên các bức tranh tường, trần nhà, đồ nội thất và các chi tiết trang trí.
Phong cách Phục hưng đặt nhiều sự chú trọng vào nội thất lịch sự và đồ trang trí tinh tế như bàn ghế, giường ngủ, đèn trang trí, họa tiết trên vải và tấm thảm. Những chi tiết này thường được chế tác tỉ mỉ và có các yếu tố hoa văn phức tạp.
Ánh sáng trong phong cách Phục hưng thường được chú trọng để tạo ra không gian rực rỡ và tinh tế. Đèn chùm, đèn bàn và đèn tường thường được sử dụng vừa để chiếu sáng, vừa tạo điểm nhấn cho không gian.
7.2. Phong cách thiết kế Đương đại
Phong cách thiết kế nội thất khách sạn theo phong cách đương đại mang đến một không gian hiện đại, sáng tạo và tươi mới. Được tạo nên từ sự kết hợp giữa sự đơn giản, tính thực dụng và phong cách tiên tiến, phong cách này đem lại một trải nghiệm độc đáo và thú vị cho khách hàng.
Trong thiết kế nội thất đương đại, sự sáng tạo và khám phá được đặt lên hàng đầu. Với việc sử dụng vật liệu hiện đại như kim loại, thủy tinh, gỗ tự nhiên, đá và vật liệu composite, không gian trở nên ấn tượng và phá cách. Những vật liệu này không chỉ tạo nên vẻ đẹp mà còn đảm bảo tính bền vững và dễ bảo quản.
Các gam màu trung tính như trắng, xám ghi và đen kết hợp với một vài màu nổi thường được sử dụng để tạo sự tương phản và cân đối cho không gian. Những màu sắc này mang đến cảm giác trẻ trung, tươi mới và phóng khoáng.
Đường nét đơn giản và góc cạnh rõ ràng là những đặc điểm chủ đạo trong phong cách đương đại. Thiết kế tập trung vào việc tạo ra những dạng hình đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn thể hiện sự tinh tế và hiện đại. Sự sạch sẽ và gọn gàng trong không gian càng làm nổi bật tính thẩm mỹ và chức năng của đồ nội thất.
7.3. Phong cách thiết kế Boutique
Thiết kế nội thất khách sạn theo phong cách Boutique là tạo ra một không gian độc đáo, cá nhân và tinh tế. Nó thường mang tính chất riêng biệt và phản ánh phong cách và cá nhân của khách sạn.
Một trong những đặc điểm chủ yếu của phong cách Boutique là sự đa dạng và tính linh hoạt trong trang trí. Các khách sạn theo phong cách này thường có kiến trúc và thiết kế độc đáo, sử dụng các chi tiết và yếu tố nghệ thuật để tạo nên sự tinh tế và sự khác biệt.
Mỗi không gian trong khách sạn được thiết kế một cách riêng biệt, tạo ra một trải nghiệm hoàn toàn khác nhau.
Màu sắc trong phong cách Boutique có thể rất đa dạng, tùy thuộc vào phong cách và cá nhân của khách sạn. Tuy nhiên, thường thấy sử dụng các màu sắc tươi sáng và pha trộn độc đáo để tạo nên sự hấp dẫn và nổi bật. Sự kết hợp của các gam màu táo bạo và tương phản đem lại sự tươi mới và sự sáng tạo cho không gian.
Các chi tiết trang trí trong phong cách Boutique thường được chú trọng và tạo điểm nhấn cho không gian. Điêu khắc, tranh, tác phẩm nghệ thuật, đèn trang trí và các mảng tường đầy màu sắc và hoạ tiết thường xuất hiện trong khách sạn, tạo ra một không gian nghệ thuật đầy ấn tượng và thu hút.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài Các phong cách thiết kế nội thất khách sạn ưa chuộng nhất hiện nay của Ken Kasa. Bài viết này đã khám phá những phong cách thiết kế nội thất khách sạn độc đáo, mang đến cho bạn cái nhìn sâu hơn về sự đa dạng và phong phú về những vẻ đẹp không giới hạn trong giới kiến trúc. Có thể thấy rằng, để lựa chọn được một phong cách phù hợp với điều kiện của bản thân và xu thế khách hàng ngày nay, quả thực không hề dễ. Nếu bạn đang gặp vấn đề về thiết kế loại hình lưu trú này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình nhất nhé.