Phong cách Indochine bản hòa ca giữa kiến trúc Pháp và nét đẹp Á Đông
thứ năm, 25/05/2023Nội dung bài viết
Giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - thời điểm giao thoa của những cuộc chinh chiến và giao lưu văn hóa, phong cách Indochine đã nở rộ và ghi dấu ấn sâu đậm trong lịch sử kiến trúc và nghệ thuật. Đây là một phong cách độc đáo, kết hợp giữa nét Á Đông ngọt ngào và phong cách Pháp sang trọng. Với sự kết hợp tinh tế của các yếu tố như kiến trúc, nội thất, màu sắc, và trang trí, phong cách Indochine đã mang đến một thế giới đẹp mê hồn, nơi mà quá khứ và hiện tại hòa quyện thành một. Cùng Ken Kasa tìm hiểu rõ hơn về phong cách Indochine trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Thuật ngữ phong cách Indochine và lịch sử hình thành của phong cách Indochine
1.1 Thuật ngữ phong cách Indochine
Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ này tuy nhiên vẫn chưa hiểu rõ được ý vị sâu xa của nó. Phong cách Indochine là một phong cách nghệ thuật độc đáo. Đó là tinh hoa kiến trúc được pha trộn giữa các nước ở phương Đông và phương Tây và chủ yếu xuất hiện trong thời kỳ thuộc địa Pháp ở Đông Dương (gồm ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia) từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Riêng ở Việt Nam ta, phong cách nội thất Đông Dương chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc sau thời kỳ đô hộ kéo dài hàng trăm năm. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa cái mộc mạc và dân dã, khi giường và phản thay thế cho bàn ghế, tạo ra một không gian đầy tinh tế.
Ngày nay, phong cách Đông Dương ở nước ta đã có thay đổi đôi chút khi lựa chọn các nội thất hiện đại để tạo ra sự giao thoa giữa những đường nét truyền thống và phong cách hiện đại.
1.2 Lịch sử hình thành của phong cách Indochine.
Người đặt nền móng cho sự phát triển của phong cách Indochine tại Việt Nam là kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard (1875-1933). Trước đó, vào thế kỷ 19, Pháp đã bắt đầu xâm chiếm và xây dựng thuộc địa hóa tại khu vực Đông Dương.
Trong quá trình này, Pháp mang theo nền văn hóa và kiến trúc châu Âu của mình tiếp xúc với các yếu tố văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á. Sự giao thoa này đã tạo ra một sự pha trộn độc đáo và sáng tạo trong nghệ thuật và kiến trúc.
Phong cách nội thất Indochine kết hợp các yếu tố truyền thống của Đông Nam Á, như mái ngói, sử dụng nhiều thức cột, hệ thống thông gió với các yếu tố của kiến trúc Pháp, như hình khối mặt bằng. Nó cũng phản ánh trong trang trí nội thất và thiết kế đồ nội thất một cách rõ nét.
Có thể bạn quan tâm: Phong cách thiết kế hiện đại thổi hồn hiện đại vào không gian sống
2. Một số đặc trưng cơ bản của phong cách Indochine
2.1 Sự hài hòa giữa việc lựa chọn màu sắc trong phong cách Indochine
Trong thiết kế nội thất, mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa quan trọng và đóng vai trò quyết định vẻ đẹp tổng thể cũng như tạo nên cái hồn của phong cách. Trong phong cách Indochine màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng và góp phần tạo nên “chất riêng” cho riêng mình.
Indochine thường chọn lựa các gam màu ấm như vàng nhạt, vàng kem để làm nổi bật đặc trưng khí hậu nhiệt đới và tạo cảm giác hoài cổ. Trong thời hiện đại, màu trắng tinh tế cũng rất được ưa chuộng bởi làm nổi bật các chi tiết thuần Đông Dương và thường được sử dụng cho các bức tường trong khách sạn phong cách Indochine.
Hay gam màu đen lại thường được sử dụng cho các gam màu nội thất hay sàn nhà để làm nổi bật rõ nét sự tương phản trong lối thiết kế. Thường thì trong khách sạn phong cách Indochine, các gam màu như trắng, đen, xanh luôn được các kiến trúc sư lựa chọn.
Ngoài ra, các gam màu nóng như vàng cam, tím hay đỏ cũng có thể được áp dụng trong phong cách này. Tuy nhiên, việc sử dụng các gam màu này phải thực hiện một cách khéo léo để tạo ra sự cân đối, tránh làm mất tính thẩm mỹ và góp phần làm tăng thêm tính tinh tế cho không gian.
2.2 Chất liệu nội thất thuần phương Đông
Trong thiết kế nội thất phong cách Indochine, chất liệu gỗ được sử dụng để mang lại vẻ tự nhiên và mộc mạc, tạo nên sự hiện diện đáng chú ý. Thường thì gỗ được phủ lớp sơn tối màu và được bố trí một cách hợp lý, từ đó tạo ra không gian đầy sang trọng.
Gỗ được lựa chọn vì tính chất mềm mại và độ bền chắc của nó. Nó thường được sử dụng trong các hạng mục như cửa, trần nhà, sàn nhà, bàn, ghế, giường, tủ ,tượng tròn, phù điêu, khung kết cấu và ốp tường.
Bên cạnh gỗ, tre cũng là một chất liệu phổ biến trong phong cách nội thất Indochine. Tre có khả năng chống mối mọt, độ bền cao và thích hợp với khí hậu Việt Nam. Sự xuất hiện của tre trong hầu hết các thiết kế Indochine mang đến một sự cuốn hút đặc biệt.
Ngoài ra, chất liệu gạch cũng đóng vai trò quan trọng trong phong cách này. Gạch bông lát sàn hay gạch nung một ví dụ nổi bật về việc sử dụng gạch trong thiết kế. Loại gạch này có tính tinh tế và độc đáo cao.Cả hai loại gạch này đều đóng góp vào vẻ đẹp tổng thể và tạo nên sự tinh tế trong phong cách nội thất Indochine.
2.3 Cách trang trí và decor của phong cách nội thất Indochine
Tranh sơn dầu là một yếu tố quan trọng trong phong cách nội thất Indochine, xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, cùng với sự hình thành và phát triển của phong cách này. Tranh sơn dầu có màu sắc trong trẻo, tươi sáng và độ bóng nhẹ, tạo sự phù hợp với không gian thiết kế Indochine. Nó không kén không gian trưng bày và có những ưu điểm về độ bền và màu sắc phong phú, tạo độ sâu cho bức tranh.
Phù điêu trang trí được coi như một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Việc thực hiện phù điêu đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Gỗ là vật liệu chạm khắc phổ biến nhất để tạo độ sâu và phối cảnh, làm nổi bật giá trị của phù điêu. Các hình ảnh điêu khắc thường lựa chọn phản ánh tín ngưỡng và văn hóa dân gian của người Việt Nam. Đó có thể là những chi tiết phổ biến như con rối, hoa sen, tứ linh, tứ quý,tượng Phật.
Mỗi biểu tượng đều mang ý nghĩa riêng biệt và đại diện cho những giá trị văn hóa đáng quý.Nó mang lại sự kết hợp giữa thẩm mỹ và tinh thần truyền thống, đem đến sự lâu đời và trường tồn với thời gian.
2.4 Các họa tiết hoa văn độc đáo
Hoa văn và họa tiết trong phong cách nội thất Indochine mang một nét đẹp hoài cổ và đậm chất truyền thống. Chính vì vậy khi nhìn thoáng qua, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự tinh tế trong từng hoa văn, mang đến một nét đẹp đậm chất Việt Nam.
Họa tiết hoa văn xuất hiện từ thời Đông Sơn mang đến sự tinh tế và tự nhiên cho phong cách Indochine. Với những đường nét kỷ hà đơn giản và cách điệu từ hoa lá, họa tiết này thể hiện sự thanh nhã và tinh tế của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Tuy nhiên với sự phát triển và tiếp thu từ thời An Nam, các họa tiết hoa văn đã trở nên đa dạng hơn, kết hợp và cách điệu từ những hình ảnh khác như hình chữ nhật, hình kỷ hà, hình tĩnh vật, hình hoa lá, và nhiều biểu tượng khác. Từ đó, chúng mang đậm bản sắc Việt Nam và thể hiện tính nghệ thuật cực kì cao.
Ngày nay, các họa tiết hoa văn đã trở thành biểu tượng đặc trưng của phong cách Đông Dương và được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Chúng tạo ra một nét riêng và mang đến sự phá cách khi được áp dụng vào các chi tiết như sàn, tường, trần, vật dụng trang trí, vách ngăn và thiết bị nội thất. Bằng cách sử dụng các họa tiết hoa văn đặc trưng này, không gian nội thất trong phong cách Indochine trở nên độc đáo, truyền thống mà vẫn mang một chút hiện đại và sáng tạo.
2.5 Đồ nội thất nổi bật
Trong phong cách nội thất Đông Dương, các trang thiết bị như sập gụ, phản, và bình phong đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian sống độc đáo và đậm chất văn hóa. Những vật này tượng trưng cho sự tác động của sắc thái và văn hóa bản địa lên phong cách sống của người Pháp.
Hơn thế, chúng mang đến sự kết nối giữa hai nền văn hóa để rồi tạo ra một không gian sống nghệ thuật và ấm áp.
Vậy là vừa rồi Ken Kasa đã mang đến những thông tin khái quát nhất về phong cách Indochine. Có thể thấy phong cách này đến nay vẫn được rất nhiều các khách sạn, biệt thự ưa chuộng bởi những giá trị mang tính văn hóa và thẩm mỹ mà nó đem lại. Nếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề thiết kế hãy liên hệ ngay qua hotline 098. 7413.998 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!