Sai lầm thường gặp trong việc lựa chọn phong cách thiết kế homestay
thứ tư, 11/10/2023Nội dung bài viết
Việc lựa chọn phong cách thiết kế homestay không chỉ thể hiện sự độc đáo của homestay mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng. Điều này đặt ra một thách thức quan trọng: làm thế nào để tạo nên một homestay hấp dẫn, thú vị, và độc đáo mà không bị cuốn vào những sai lầm thường gặp? Trong bài viết này, Ken Kasa sẽ liệt kê một loạt các sai lầm mà chủ homestay thường gặp phải và đưa ra một số tips giải quyết khi chọn lựa phong cách thiết kế để từ đó giúp chủ đầu tư có cái nhìn khái quát nhất cũng như đúc rút cho mình những kinh nghiệm quý báu.
Mục Lục
- 1. Lựa chọn phong cách thiết kế homestay phù hợp có quan trọng không ?
- 2. Điểm danh 8 sai lầm thường gặp trong việc lựa chọn phong cách thiết kế homestay
- 2.1 Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm, chuyên nghiệp.
- 2.2 Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu
- 2.3 Phong cách thiết kế homestay sai lầm theo lối nhạt nhòa, không có điểm nhấn
- 2.4 Mất cân bằng giữa phong cách và tiện nghi
- 2.5 Không phù hợp với tổng thể không gian
- 2.6 Không đồng nhất trong thiết kế
- 1.7 Không sử dụng đúng màu sắc và đồ nội thất.
- 1.8 Không tạo được không gian thoải mái và ấm cúng.
1. Lựa chọn phong cách thiết kế homestay phù hợp có quan trọng không ?
Nếu được hỏi rằng việc lựa chọn phong cách thiết kế homestay có quan trọng không thì câu trả lời của Ken Kasa là có. Bởi vì công cuộc này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng khi ở trong homestay của bạn. Nếu phong cách thiết kế không phù hợp với mục đích kinh doanh, không tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng hoặc không phù hợp với vị trí của homestay, khách hàng có thể sẽ không hài lòng và không quay lại vào những lần kế tiếp.
Do đó, chủ đầu tư homestay nên tìm hiểu và lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với mục đích kinh doanh, đối tượng khách hàng, vị trí và đặc điểm của homestay để tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và tăng doanh thu cho kinh doanh của mình.
2. Điểm danh 8 sai lầm thường gặp trong việc lựa chọn phong cách thiết kế homestay
2.1 Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế thiếu kinh nghiệm, chuyên nghiệp.
Đối với những chủ đầu tư bắt đầu “manh mún” kinh doanh mô hình lưu trú homestay thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn, thiết kế là vô cùng quan trọng. Đây có thể được coi là bước khởi đầu để tiến đến thành công trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đầy đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Bởi vậy khi lựa chọn sai đơn vị có thể dẫn đến nhiều rủi ro và sai lầm trong quá trình thiết kế homestay.
Nếu đơn vị đó không có đủ kinh nghiệm, họ có thể không hiểu được những yêu cầu và mong muốn của bạn và cũng không thể đưa ra các giải pháp tối ưu trong công cuộc kiến tạo nên những homestay độc đáo. Ngoài ra, họ cũng có thể thiếu sự sáng tạo và khả năng thích ứng với các yêu cầu của khách hàng. Trong đó một số chủ đầu tư chọn đơn vị không uy tín đã phải tốn rất nhiều tiền để “đập đi xây lại” cũng như trang hoàng lại không gian homestay của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của dự án, việc lựa chọn đơn vị tư vấn đúng, có nhiều “tuổi nghề’ kinh nghiệm và phong thái làm việc chuyên nghiệp là điều cần thiết.
Để chọn được đơn vị tư vấn thiết kế homestay chuyên nghiệp, bạn cần tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm và thành tích của họ trong lĩnh vực này. Điều này giúp chủ đầu tư đánh giá được khả năng và chuyên môn của đơn vị tư vấn, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét các yếu tố khác như phong cách làm việc, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với yêu cầu của khách hàng. Từ đó có thể dễ dàng hợp tác và trao đổi ý tưởng một cách hiệu quả với đơn vị tư vấn cũng như giải pháp thiết kế phù hợp với mong muốn của bạn.
2.2 Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu
Trong quá trình lựa chọn phong cách thiết kế homestay, việc xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Để đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa, chủ đầu tư cần phải có kế hoạch khảo sát, phân tích cẩn thận, kỹ lưỡng về đối tượng khách hàng mục tiêu của homestay. Đầu tiên, cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của homestay là ai. Điều này có thể bao gồm các yếu tố như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích và phong cách sống. Việc xác định rõ đối tượng khách hàng này sẽ giúp homestay có thể tập trung vào việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Nếu homestay không xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu một cách chính xác, có thể dẫn đến thiết kế không phù hợp hoặc cung cấp các dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và có thể dẫn đến việc họ không quay lại homestay vào lần tiếp theo. Ngoài ra, việc này cũng có thể dẫn đến việc homestay không thể cạnh tranh được trên thị trường. Bởi lẽ khâu thiết kế và cung cấp các dịch vụ phù hợp là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Nếu homestay không làm được điều này, khách hàng có thể chuyển sang các homestay khác để tìm kiếm trải nghiệm tốt hơn.
2.3 Phong cách thiết kế homestay sai lầm theo lối nhạt nhòa, không có điểm nhấn
Sai lầm thường gặp khi lựa chọn phong cách thiết kế homestay là chọn một phong cách thiết kế nhạt nhòa và thiếu điểm nhấn. Việc này có thể khiến homestay của bạn trở nên khám phá và thiếu sự cuốn hút, đặc biệt đối với khách hàng. Kiểu thiết kế nhạt nhòa thường là kết quả của việc sử dụng màu sắc mờ, trang trí đơn điệu và vật liệu thiếu sáng tạo.
Vậy tại sao cần phải tạo điểm nhấn trong phong cách thiết kế homestay? Bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng để tạo sự độc đáo và nổi bật cho homestay của bạn. Nó giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ nơi lưu trú của họ. Điểm nhấn có thể là một bức tranh nghệ thuật độc đáo, một bộ trang trí đặc biệt, hoặc một góc thư giãn với thiết kế độc lạ. Nó giúp tạo nên bản sắc riêng của homestay và kích thích sự tò mò của khách hàng.
Bởi vậy để tạo ra một không gian homestay độc đáo và thu hút khách hàng, việc chọn phong cách thiết kế đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nên tìm kiếm và lựa chọn một phong cách thiết kế phù hợp, có điểm nhấn và phù hợp với phong cách cũng như thông điệp của homestay để tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Bên cạnh đó, việc sử dụng màu sắc và trang trí cho homestay cũng là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên không gian đẹp mắt và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng quá nhiều màu sắc hoặc trang trí quá phức tạp, vì điều này có thể khiến cho không gian trở nên rối mắt ,không thể tập trung và gây khó chịu cho khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết lựa chọn phong cách thiết kế homestay phù hợp cho chủ đầu tư
2.4 Mất cân bằng giữa phong cách và tiện nghi
Khi kiến tạo nên một homestay việc mất cân bằng giữa phong cách và tiện nghi có thể là một trong những sai lầm lớn mà chủ homestay thường gặp phải. Điều này xảy ra khi chủ homestay quá tập trung vào việc thiết kế theo một phong cách riêng, mà quên đi sự tiện nghi và thoải mái cần thiết cho khách hàng.Có thể thấy phong cách là một yếu tố quan trọng để tạo ra sự cá nhân cho homestay của bạn, nhưng nếu quá mức tập trung vào phong cách mà bỏ qua sự tiện nghi, khách hàng có thể cảm thấy không thoải mái và không hài lòng.
Nếu homestay thiếu tiện nghi cơ bản như giường thoải mái, phòng tắm sạch sẽ, và các tiện ích cần thiết khác, người thuê sẽ không có trải nghiệm tích cực, dù phong cách thiết kế có đẹp đến đâu.Vậy nên để tránh mắc phải sai lầm này, bạn cần có một “cán cân” xác định mức độ cân bằng giữa phong cách và tiện nghi. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng homestay của bạn đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách hàng, như giường thoải mái, không gian làm việc, và phòng tắm tiện nghi. Sau đó, bạn có thể thêm các yếu tố phong cách để làm cho homestay trở nên độc đáo và thu hút hơn.
Ngược lại,khi bạn tập trung quá nhiều vào tiện nghi có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của không gian. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần phải có một kế hoạch thiết kế cụ thể và chi tiết, đặc biệt là trong việc lựa chọn các vật dụng và trang trí nội thất. Cần phải xác định rõ mục đích sử dụng của homestay để có thể tối ưu hóa sự kết hợp giữa phong cách và tiện nghi.
Trong quá trình chọn lựa phong cách, cần phải đảm bảo rằng thiết kế này phù hợp với không gian và mục đích sử dụng của homestay. Nếu không, không chỉ gây khó chịu cho người sử dụng mà còn làm giảm tính thẩm mỹ của không gian. Đồng thời, cần phải đảm bảo rằng các vật dụng và trang trí nội thất được chọn phải tương thích với phong cách mà bạn đã lựa chọn.
2.5 Không phù hợp với tổng thể không gian
Một phong cách thiết kế homestay sai lầm khác mà chủ đầu tư thường mắc phải đó là không cân nhắc xem phong cách này có phù hợp với tổng thể không gian hay không. Việc này có thể dẫn đến sự không thống nhất trong thiết kế, làm “mất điểm” cho sự hấp dẫn của homestay và ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Bởi lẽ khi lựa chọn phong cách thiết kế homestay cần phải hòa hợp với tổng thể không gian để tạo ra một trải nghiệm dễ chịu và thú vị cho khách hàng.
Nếu homestay hướng theo kiến trúc cổ điển, thì một phong cách hiện đại quá mức sẽ làm mất đi nét đẹp cổ điển của không gian.Tương tự, nếu không gian homestay là một căn hộ chật hẹp, một phong cách quá cầu kỳ và đậm chất cổ điển có thể làm cho không gian trở nên nặng nề và khó di chuyển. Để tránh sai lầm này, bạn nên xem xét tổng thể của không gian homestay và lên một kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ trước khi quyết định phong cách thiết kế chính. Hãy đảm bảo rằng phong cách bạn chọn có thể tương thích và làm nổi bật những điểm nhấn của không gian. Điều này có thể bao gồm sử dụng màu sắc, trang trí và vật liệu phù hợp với bố cục tổng thể.
2.6 Không đồng nhất trong thiết kế
Sai lầm thứ 6 mà Ken Kasa muốn đưa đến đó là không đồng nhất trong thiết kế. Đây có thể là một vấn đề phổ biến mà các chủ homestay phải đối mặt. Thiết kế không đồng nhất có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể xảy ra khi bạn sử dụng quá nhiều màu sắc nổi bật hoặc quá u tối. Hay khi bạn kết hợp quá nhiều phong cách khác nhau trong một không gian duy nhất. Thậm chí, một số phần của homestay được cải tạo theo nhiều phong cách khác nhau mà không có mối liên kết logic giữa chúng.
Đôi khi có thể do sự khác biệt trong gu thẩm mỹ của từng chủ homestay, hoặc do thiếu thông tin và kiến thức về thiết kế. Bởi lẽ thiết kế homestay không chỉ đơn thuần là việc trang trí nội thất, mà còn bao gồm các yếu tố như không gian, ánh sáng, màu sắc và vật liệu. Vì vậy để giải quyết vấn đề không đồng nhất trong thiết kế, gia chủ homestay cần có một kế hoạch thiết kế cụ thể và chi tiết, bao gồm việc tìm hiểu các phong cách thiết kế phù hợp với không gian và mục đích sử dụng của homestay. Đồng thời, cần tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu và trang trí phù hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng của homestay.
Ngoài ra, việc hợp tác với các chuyên gia thiết kế và kiến trúc sư cũng là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề không đồng nhất trong thiết kế. Bởi họ là những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tạo ra các giải pháp thiết kế sáng tạo và độc đáo, giúp cho homestay của bạn trở nên thu hút và đẳng cấp hơn.
1.7 Không sử dụng đúng màu sắc và đồ nội thất.
Việc sử dụng sai màu sắc, đồ nội thất từ đó dẫn đến không có sự hài hòa trong phong cách thiết kế và tổng thể không gian cũng là một phong cách thiết kế homestay sai lầm mà chủ đầu tư nên tránh. Bởi lẽ màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp khi lựa chọn phong cách thiết kế homestay. Nhìn chung yếu tố này phải tương thích với phong cách và không gây xung đột trong tổng thể không gian . Ví dụ, nếu bạn lựa chọn phong cách cổ điển, việc sử dụng màu sắc tươi sáng và hiện đại có thể làm mất đi tính đồng nhất của thiết kế cổ điển.
Tương tự, đồ nội thất cũng phải phù hợp với phong cách thiết kế. Bởi vì khi sử dụng đồ nội thất không phù hợp với phong cách sẽ làm “đứt đoạn” đi tính thống nhất của homestay. Ví dụ, trong một homestay được thiết kế theo phong cách Scandinavian, việc sử dụng đồ nội thất cổ điển hoặc trang trí lộn xộn sẽ gây xung đột với thông điệp đơn giản, tinh tế mà gia chủ muốn truyền tải qua lối thiết kế.
Hoặc khi lựa phong cách thiết kế homestay hiện đại, các màu sắc nên được sử dụng là các gam màu sáng như trắng, xám, vàng nhạt, xanh nhạt, hồng nhạt... Các đồ nội thất cũng cần phải có kiểu dáng hiện đại, tối giản và thanh lịch. Ngược lại, nếu chọn phong cách thiết kế homestay cổ điển, các màu sắc nên được lựa chọn là các màu đậm như nâu, vàng, đỏ… và nội thất cần phải có kiểu dáng cổ điển, sang trọng và tinh tế.
Ngoài ra, việc lựa chọn màu sắc và đồ nội thất còn phải phù hợp với không gian homestay. Nếu không gian và diện tích nhỏ, thì bạn nên dùng các gam màu sáng để tạo cảm giác rộng rãi hơn. Các đồ nội thất cũng nên được lựa chọn nhỏ gọn và tiết kiệm diện tích. Ngược lại, nếu không gian lớn, các màu sắc có thể được lựa chọn là các màu đậm để tạo điểm nhấn cho không gian. Hoặc đồ nội thất cũng có thể được lựa chọn to lớn hơn để phù hợp với không gian.
1.8 Không tạo được không gian thoải mái và ấm cúng.
Sai lầm cuối cùng đó là không tạo được không gian thoải mái và ấm cúng cho khách hàng. Điều này có thể xảy ra khi bạn quá tập trung vào phong cách mà lại quên đi việc tạo ra một không gian thoải mái và ấm cúng cho khách hàng. Dẫu biết rằng phong cách thiết kế rất quan trọng, nhưng nếu không gây cảm giác thoải mái cho người ở, homestay có thể trở nên kém hấp dẫn.
Nhìn chung để tạo ra không gian thoải mái và ấm cúng đòi hỏi sự kết hợp giữa màu sắc, nội thất, và trang trí. Trong đó sai lầm mà bạn thường hay mắc phải đó là sử dụng các gam màu quá lạnh hoặc dùng đồ nội thất không thoải mái hay quên đi việc tạo ra một không gian cho khách hàng để thư giãn và cảm thấy như ở nhà. Để tránh sai lầm này, bạn nên xem xét việc sử dụng màu sắc ấm áp và thân thiện, sử dụng đồ nội thất thoải mái và tiện nghi, và tạo ra những góc thư giãn cho khách hàng. Sử dụng ánh sáng mềm mại và trang trí ấm cúng để tạo cảm giác thoải mái và chào đón.
Vậy là Ken Kasa đã điểm qua 8 sai lầm thường gặp trong việc lựa chọn phong cách thiết kế homestay. Hy vọng qua bài viết này chủ đầu tư sẽ có thêm kinh nghiệm để tích lũy vào cẩm nang kinh doanh của mình. Để biết thêm nhiều kinh nghiệm và bí quyết thiết kế khác, đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên nhé!