Tổng hợp 10 phong cách thiết kế homestay ấn tượng nhất năm 2024
thứ ba, 03/10/2023Nội dung bài viết
Đối với các chủ đầu tư và chủ doanh nghiệp trong ngành khách sạn và du lịch, việc tạo ra một homestay độc đáo và ấn tượng là một cơ hội để chinh phục trái tim của khách hàng và tạo nên trải nghiệm đáng nhớ. Với vô vàn phong cách và xu hướng thiết kế, Ken Kasa xin giới thiệu đến bạn đọc 10 phong cách thiết kế homestay ấn tượng nhất năm 2024. Cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
- 1. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Địa Trung Hải Style
- 2. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Minimalist style
- 3. Phong cách thiết kế homestay theo phong cách Scandinavian nhẹ nhàng, tinh tế
- 4. Phong cách thiết kế Vintage trong homestay
- 5. Phong cách thiết kế homestay theo phong cách Rustic thô mộc
- 6. Phong cách thiết kế Industrial trong homestay
- 7. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Bohemian style tự do, phóng khoáng
- 8. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Retro style độc đáo
- 9. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Pháp thời thượng
- 10. Phong cách thiết kế homestay theo phong cách Indochine
1. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Địa Trung Hải Style
Ngày nay, thiết kế homestay theo phong cách Địa Trung Hải là một xu hướng phổ biến được đa số các chủ đầu tư lựa chọn. Phong cách này xuất phát từ các quốc gia Châu Âu ven bờ biển Địa Trung Hải như Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Pháp. Đây là một phong cách thiết kế độc đáo đa dạng, mang đậm hơi thở của biển cả và mang những “chất” nghệ thuật khác biệt so với các phong cách khác. Có thể dễ dàng nhận thấy các gam màu chủ đạo thường mang đậm sắc thái của vùng đất nắng ấm và biển xanh.
Màu xanh dương biển được coi là biểu tượng của biển cả Địa Trung Hải, tạo cảm giác tươi mát và thư thái. Trong khi đó màu đỏ terracotta thường xuất hiện trong kiến trúc và nội thất để mang lại sự ấm áp và truyền thống. Còn gam màu cam được sử dụng để tạo điểm nhấn hay gam màu trắng thường dùng để làm màu nền chính. Màu nâu và các vật liệu gỗ tự nhiên như gỗ sồi, gỗ cây oliu, hay gỗ thông thường được sử dụng để tạo ra sự ấm áp và liên kết với thiên nhiên. Cuối cùng, màu vàng có thể làm điểm nhấn và thêm sự sáng sủa vào không gian, ví dụ như qua các đèn trang trí hoặc các chi tiết trang sức và phụ kiện màu vàng.
Bên cạnh đó kiến trúc với những hình vòm được thể hiện qua mái nhà, khung cửa và cổng đều được cảm hứng từ nền văn hóa tinh tế của Ý và Hy Lạp tạo nên một bản sắc riêng biệt và quyến rũ cho homestay. Bức tường giả thạch cao và mảng thạch cao trên trần tạo ra hiệu ứng ánh sáng ấn tượng, làm nổi bật các chi tiết trong không gian. Ngoài ra phong cách này cũng rất chú trọng đến thiên nhiên và không gian thoáng khi mà bạn luôn nhận thấy sự xuất hiện của sân vườn xanh mướt với nhiều cây cỏ, các hàng hiên rộng và hành lang bao quanh được trang trí công phu, gần gũi với bàn ghế để tạo ra không gian thư thái. Tất cả những yếu tố này hòa quyện và kết hợp hài hòa, tạo nên một phong cách rất riêng .
2. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Minimalist style
Minimalist hay còn gọi là phong cách tối giản,được xây dựng dựa trên tư tưởng tối giản hóa, loại bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những thứ đơn giản và tinh tế. Có thể thấy phong cách này mang lại không gian sống tiện nghi, thoải mái, gần gũi, khá là phù hợp cho những mô hình lưu trú có diện tích nhỏ như homestay hoặc văn phòng. Để áp dụng phong cách thiết kế minimalist cho homestay, các chủ đầu tư cũng cần chú ý đến việc sử dụng màu sắc, đồ nội thất và không gian mở.
Màu sắc được sử dụng phải đơn giản, tinh tế và không quá nhiều. Thường thì những gam màu trung tính luôn được ưu tiên và cực kì hạn chế sử dụng các gam màu quá nóng và có phần rực rỡ. Đồ nội thất cũng nên được chọn lựa kỹ càng, chỉ giữ lại những món đồ cần thiết và có tính thẩm mỹ cao. Hầu hết những vật dụng trong không gian của Minimalist đều là các món đồ nội thất Châu Âu hiện đại.
Đồng thời, không gian trong homestay cũng nên được thiết kế mở và chú ý đến yếu tố ánh sáng để giúp khách hàng có cảm giác thoải mái hơn.Tuy nhiên, việc thiết kế homestay theo phong cách minimalist cũng đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế từ người thiết kế. Vì vậy chủ đầu tư nên xem xét kĩ vấn đề này và thuê đơn vị thi công cũng như thiết kế uy tín để đem lại hiệu quả cao nhất.
3. Phong cách thiết kế homestay theo phong cách Scandinavian nhẹ nhàng, tinh tế
Scandinavian là một phong cách thiết kế khởi nguồn từ các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy. Với sự kết hợp giữa sự đơn giản, tối giản và tính thực dụng, phong cách này đã trở thành một trong những xu hướng thiết kế nội thất phổ biến nhất trên thế giới.Về màu sắc, phong cách Scandinavian thường sử dụng các gam màu trung tính như trắng, kem,xám, xanh ngọc và đen, kết hợp với các màu pastel nhẹ nhàng như xanh nhạt hay hồng nhạt Điều này giúp tạo ra một không gian sống tinh tế và hiện đại.
Ngoài ra, phong cách này cũng chú trọng đến việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, da và lông thú. Những sản phẩm nội thất được chọn lựa thường có kiểu dáng đơn giản, tối giản và chức năng cao.Hay những họa tiết được sử dụng trong trang trí thường là những đường nét đơn giản, trừu tượng và không quá phức tạp. Đó là những đường kẻ caro và kẻ sọc. Tuy nhiên, ngày nay để tạo thêm chiều sâu cho không gian thì các nhà thiết kế đã kết hợp thêm các hình học như tam giác, hình vuông hay những tone màu trắng đen độc đáo, làm bật nên được sự tương phản.
Với những ưu điểm trên, phong cách thiết kế homestay theo phong cách Scandinavian không chỉ mang lại sự tiện nghi cho du khách mà còn tạo ra một không gian sống đẹp mắt và sang trọng. Nếu bạn đang có kế hoạch thiết kế homestay của riêng mình, hãy cân nhắc lựa chọn phong cách này để tạo nên một không gian sống độc đáo và ấn tượng nhé!
4. Phong cách thiết kế Vintage trong homestay
Được hình thành từ giữa thế kỷ XX, Vintage mang trong mình vẻ đẹp cổ điển, hoài niệm hòa quyện với nét đẹp hiện đại. Với sự kết hợp của các vật dụng, trang trí và màu sắc, homestay vintage tạo nên một không gian ấm áp, hoài cổ mang những dấu ấn của dòng thời gian cũ .Điều này được thể hiện qua việc sử dụng các vật dụng, trang trí có từ thập niên 20-30, 40-50 hoặc 60-70. Chính vì vậy để tạo ra một homestay vintage hoàn hảo, các yếu tố cần được chú trọng như chọn lựa các vật dụng cổ điển, sử dụng các màu sắc trung tính như trắng, đen, xám và nâu, ánh sáng và không gian mở.
Ngoài ra, việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, da và vải cũng là một điểm nhấn quan trọng trong phong cách thiết kế này.Tuy nhiên, để tạo ra một không gian homestay vintage đẹp mắt và tiện nghi, việc lựa chọn và bố trí các vật dụng cũng rất quan trọng. Các vật dụng như giá sách ,ghế bạc màu sơn,khung ảnh cũ, đèn chùm cổ, đồng hồ và tranh ảnh cổ điển cần được chọn lựa một cách hợp lý để tạo ra sự hài hòa và đồng bộ trong không gian homestay.
5. Phong cách thiết kế homestay theo phong cách Rustic thô mộc
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, phong cách này đã trở nên thịnh hành ở các vùng nông thôn của nước Mỹ. Nhìn chung rustic đặc trưng bởi sự kết hợp giữa thiên nhiên và độ thô mộc của các vật liệu từ đó tạo ra một cảm giác gần gũi, thân thiện khiến khách hàng cảm thấy như đang sống trong một ngôi nhà ấm cúng giữa thiên nhiên hoang dã. Một trong những yếu tố quan trọng của phong cách này là việc sử dụng vật liệu tự nhiên, đặc biệt là gỗ. Gỗ thô mộc được sử dụng rộng rãi trong nội thất và trang trí, từ các bộ bàn ghế, giường ngủ, đến tường và trần nhà.
Bề mặt gỗ thường được giữ nguyên, với các vết nứt và vân gỗ tự nhiên tạo nên sự độc đáo và chất thô mộc đặc trưng.Bạn có thể nhìn thấy những bức tường đá cũ, chiếc lò sưởi bằng đá hay những chiếc xà rầm hòa cùng một chút nội thất Châu Âu ở phong cách này. Màu sắc trong thiết kế rustic thường là các gam màu tự nhiên như màu nâu, xám, xanh lá cây, và màu trắng để thể hiện sự thâm trầm và bền vững của thiên nhiên. Ngoài ra, sử dụng các phụ kiện và trang trí làm từ vật liệu tự nhiên như da, len, và tre để tạo nên sự ấm áp và thân thiện.
Các chi tiết trang trí như tranh, đèn trang trí, và các đồ vật thủ công được chọn lựa với kỹ thuật thủ công và độ thô mộc để tạo nên một không gian độc đáo và gần gũi. Đèn sáng được thiết kế một cách độc đáo với ánh sáng ấm áp và mềm mại, tạo ra không gian ấm cúng vào ban đêm. Bên cạnh đó những khung cửa sổ lớn với đầy đủ ảnh sáng tự nhiên cũng là một điểm nhấn đáng chú ý của phong cách này.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 10+ mẫu nhà homestay phong cách rustic ấn tượng nhất
6. Phong cách thiết kế Industrial trong homestay
Được ra đời vào thế kỷ XX khi nền công nghiệp Châu Âu bị suy thoái nên kiến trúc của industrial thường mang trong mình những đặc điểm đậm chất xưởng nhà máy, bao gồm các bức tường bê tông trần thấp, tường gạch, các hệ thống cấp điện, ống nước trần chạy khắp trần nhà và dầm xà để lộ. Những chi tiết này tạo ra sự cứng cáp và thô ráp cho không gian, đồng thời giúp tôn lên vẻ đẹp của vật liệu công nghiệp. Màu sắc của industrial thường là sự kết hợp giữa màu xám, màu đen và màu trắng hoặc các gam màu tối hoặc gam màu mộc từ chất liệu bằng gỗ. Tuy nhiên có lẽ gam màu đen, trắng và nâu đậm được ưa chuộng hơn cả.
Màu sắc tối giúp tạo ra cảm giác mạnh mẽ và chặt chẽ, đồng thời tạo nên sự tương phản đẹp mắt với các chi tiết nội thất và trang trí khác.Chất liệu chủ đạo trong phong cách này thường là bê tông, thép và gỗ sồi. Trong khi đó bê tông thường được sử dụng cho sàn nhà và bức tường, tạo nên vẻ thô mộc và độc đáo. Còn thép thường được sử dụng cho khung cửa sổ, cầu thang và các chi tiết nội thất khác, tạo nên sự mạnh mẽ và công nghiệp. Gỗ sồi thường xuất hiện trong nội thất, làm cho không gian trở nên ấm áp và dễ thương.
Nội thất trong homestay phong cách công nghiệp thường là sự kết hợp giữa thiết kế hiện đại và công nghiệp. Các bộ bàn ghế bằng thép và gỗ sồi, sofa da đen, bàn trà bằng kính và kim loại thường là những lựa chọn phổ biến. Những đường nét thẳng, gọn gàng trong nội thất thường được gia chủ lựa chọn. Bên cạnh đó đèn trang trí bằng kim loại và các chi tiết nội thất công nghiệp khác được thêm vào để tạo điểm nhấn.
7. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Bohemian style tự do, phóng khoáng
Phong cách thiết kế homestay theo phong cách Bohemian, thường được gọi là Boho, xuất phát từ sự tự do và không ràng buộc của văn hóa Bohemia, một phần của Cộng hòa Séc. Phong cách này thường được hiểu như một biểu hiện của cái tôi và sự sáng tạo, nơi mọi người được tự do thể hiện bản thân qua nghệ thuật và thiết kế. Kiến trúc của homestay phong cách Boho thường tỏ ra đa dạng và sáng tạo. Không gian thường rộng mở, với nhiều cửa sổ lớn để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Nhìn chung phong cách này không bị ràng buộc bởi quy tắc cụ thể, tạo ra sự độc đáo và tự do trong cách bố trí không gian.Màu sắc trong thiết kế homestay phong cách Bohemian thường rất đa dạng và tươi sáng. Các gam màu quyến rũ như màu đỏ, cam, và hồng thường kết hợp với màu xanh lá cây và màu vàng. Tuy nhiên, không gian Boho cũng thường xuất hiện các gam màu trầm như màu nâu, xám và trắng để tạo sự cân bằng.
Chất liệu chủ đạo trong phong cách này thường là vải và gỗ tự nhiên. Vải lụa, chiffon và dệt thủ công thường xuất hiện trong rèm cửa, tranh trang trí và nội thất. Gỗ tự nhiên, thường là gỗ sồi và gỗ thông, thường xuất hiện trong đồ nội thất và sàn nhà.Nội thất trong thường mang dáng vẻ tương đối lạ lẫm và cá nhân. Điều này bao gồm các bộ sofa thấp, bàn trà trống và ghế thả. Ngoài ra, các mẫu hoa văn họa tiết độc đáo và phong phú cũng là một yếu tố quan trọng trong phong cách bohemian.
8. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Retro style độc đáo
Phong cách retro như đưa ta quay trở lại thập kỷ 1950-1970, nơi những kiểu dáng và sắc màu cổ điển cực kỳ phát triển. Kiến trúc của homestay phong cách retro thường mang các đặc điểm của thập kỷ trước, với những đường nét tròn trịa , đường cong, hình tròn và thiết kế đơn giản. Và về sau các đường thẳng hay hình chữ nhật được bổ sung để tạo thêm sự sinh động cho không gian. Các căn phòng thường có nhiều cửa sổ để tận dụng ánh sáng tự nhiên và tạo không gian sáng sủa.
Màu sắc trong retro style thường là những gam màu tươi sáng và đậm, như màu cam, màu hồng, màu xanh dương, và màu vàng. Màu sắc này tạo nên sự pha trộn thú vị và sôi động trong không gian. Bên cạnh đó chất liệu thường được sử dụng là gỗ và kim loại. Có thể thấy gỗ thường được dùng cho đồ nội thất như bàn ghế, tủ và đầu giường, mang lại sự ấm áp và cổ điển. Trong khi đó kim loại thường xuất hiện trong các chi tiết trang trí và đèn trang trí để tạo nên sự bắt mắt và hấp dẫn.
Đặc biệt nội thất của retro mang những nét hoài cổ nhưng lại không quá rườm rà, phức tạp mà thay vào đó là ưu tiên sự đơn giản, gọn gàng, hiện đại và chân thật. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các bộ sofa và ghế đệm êm ái với các chân kim loại, bàn trà độc đáo với các hoa văn hay những bộ đèn trang trí mang đậm phong cách Retro.
9. Phong cách thiết kế homestay theo kiểu Pháp thời thượng
Phong cách Pháp nổi tiếng trên toàn thế giới với vẻ đẹp thanh lịch, tinh tế và lãng mạn. Phong cách này xuất phát từ vùng Provence và Paris của nước Pháp, và đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp trong thiết kế nội thất. Kiến trúc của homestay theo phong cách Pháp thường mang đậm dấu ấn của kiến trúc cổ điển với các chi tiết tinh xảo.
Những đặc điểm như cửa sổ cao cấp, cánh cửa với họa tiết hoa văn, và các mảng trang trí tường được điểm xuyết bởi hoa văn tinh tế tạo nên sự thanh lịch và sang trọng. Mái vòm và những dải rèm cửa thường là điểm nhấn trong kiến trúc Pháp.Màu sắc trong phong cách này thường là sự kết hợp giữa các gam màu trung tính như màu trắng, xám, và be, kèm theo các điểm nhấn màu vàng, xanh navy hoặc đỏ đậm. Màu sắc này tạo nên sự thanh lịch và tạo điểm nhấn trong không gian. Gỗ được sử dụng trong nội thất, từ ghế sofa và bàn trà đến đồ trang trí.
Bên cạnh đó da và vải cao cấp thường xuất hiện trong ghế và bàn làm từ da thật, đồ trang trí và rèm cửa để thêm sự sang trọng.Đặc điểm thú vị của phong cách Pháp là sự chú trọng đến việc tạo ra không gian thoải mái và ấm cúng, thường có một bức bình phong hoặc gương lớn tạo điểm nhấn.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 15+ mẫu nhà homestay phong cách indochine có tiềm năng "kinh doanh khủng"
10. Phong cách thiết kế homestay theo phong cách Indochine
Indochine là một sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc và thiết kế nội thất có nguồn gốc từ vùng Đông Dương, nơi mà sự hòa quyện giữa các yếu tố văn hóa Á Đông và Pháp đã tạo nên một vẻ đẹp lãng mạn và thú vị. Kiến trúc của homestay phong cách Indochine thường mang đậm đặc điểm của kiến trúc Pháp, với các chi tiết tinh xảo như cửa sổ cao cấp, ban công sân vườn và hình dáng kiến trúc uốn cong. Tuy nhiên, nó cũng thể hiện sự ảnh hưởng của kiến trúc và truyền thống người Á Đông thông qua sử dụng các hình dáng và mẫu hoa văn độc đáo như họa tiết kỷ hà, hoa sen,..
Màu sắc trong phong cách Indochine thường là sự kết hợp giữa các gam màu trung tính như màu kem, màu xanh lá cây nhạt và màu xám, đen kèm theo các điểm nhấn màu vàng, đỏ, hoặc xanh navy để tạo sự ấm áp và thú vị. Và để tạo ra một homestay theo phong cách Đông Dương đẹp mắt và ấn tượng, bạn cần phải tập trung vào việc sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, gạch và tre để tạo ra một không gian ấm áp và gần gũi nhất.
Vậy là Ken Kasa đã đem đến 10 phong cách thiết kế homestay ấn tượng nhất năm 2024. Hi vọng qua bài viết này phần nào đã giúp các chủ đầu tư hiểu rõ hơn về các phong cách cũng như lựa chọn cho mình một thiết kế phù hợp trong công cuộc kiến tạo nên những homestay đẹp mắt. Nếu còn gặp khó khăn trong vấn đề chọn lựa hoặc thiết kế hãy liên hệ ngay với đội ngũ của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!