So sánh homestay với khách sạn - Nên chọn mô hình nào để đầu tư?
thứ hai, 22/08/2022Nội dung bài viết
Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, đường bờ biển dài, địa hình đa dạng cùng đời sống văn hóa phong phú, tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho việc phát triển du lịch cũng như kinh doanh khu nghỉ dưỡng. Trong đó hai loại hình lưu trú tiêu biểu là khách sạn và homestay đang được các nhà đầu tư quan tâm. Tuỳ vào khẩu vị đầu tư cũng như nguồn vốn kinh doanh, mỗi chủ đầu tư sẽ có cho mình những định hướng kinh doanh riêng. Hãy cùng Ken Kasa so sánh homestay với khách sạn một cách khách quan nhất giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn tổng quát về hai loại hình này.
1- Tổng quan về homestay
Trước khi đi vào so sánh homestay với khách sạn một cách chi tiết, hãy cùng tìm hiểu homestay là gì? Đặc điểm của loại hình homestay tại Việt Nam?
1.1- Homestay là gì?
Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân bản địa, nơi mà họ đặt chân. Ngoài, du khách đến đây có thể khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó. Ở Việt Nam, loại hình này được đầu tư xây dựng theo những lối kiến trúc khác nhau tùy thuộc vào địa điểm và phong tục tập quán bản địa.
Là một trong những loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú phổ biến nhất hiện nay, homestay mọc lên ngày càng nhiều không chỉ ở vùng ngoại ô, nông thôn, gần gũi với thiên nhiên với view đồng lúa, núi non, sông nước... mà còn trong cả khu vực thành thị tấp nập, đông đúc với dịch vụ sang trọng và tiện nghi.
1.2- Đặc điểm của một vài loại hình homestay
Một vài phong cách homestay tiêu biểu tại Việt Nam:
- Vintage cổ điển: Đây là phong cách thiết kế homestay được ưa chuộng và phổ biến nhất. Vẻ đẹp của phong cách mang hơi thở cổ điển, đậm vẻ đẹp cổ xưa đầy lãng mạn. Có thể kể đến: Momento - Hà Nội; Mei’s Hideaway - Hà Nội…
- Natural tự nhiên, mộc mạc: phong cách Natural chỉ thiết kế homestay đậm chất "xanh", gần gũi với thiên nhiên, mang đến cho khách lưu trú cảm giác tươi tắn, thoải mái. Có thể kể đến một số công trình: Carambola Bungalow - Quảng Bình; Sơn Đoòng Bungalow - Quảng Bình; Bungalow Sáng Tươi Mountains - Phú Quốc…
- Retro pha trộn độc đáo: Đây sẽ là sự kết hợp độc đáo giữa những yếu tố cổ điển và hiện đại, vừa hoài niệm nhưng không nhàm chán. Ví dụ như ADP Homestay&Coffee - Homestay 100 cửa sổ lá sách tại Quảng Bình
- Rustic style: Mô hình homestay theo phong cách rustic style tuy giản dị nhưng mang tính ứng dụng cao. Phù hợp trong cả những không gian lưu trú có diện tích không quá thoải mái. Một vài công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Nhà của Bu homestay - Hà Nội; Mộc Homestay Quy Nhơn…
Bên cạnh đó còn một vài phong cách thiết kế khác như: Scandianvian tinh tế, Bohemian cá tính, Mininalism tươi mới, Industrial đậm phong cách "công nghiệp" mạnh mẽ.
2- Tổng quan về khách sạn
Có nhiều điểm khác biệt trong việc so sánh khách sạn với homestay, villa, resort hay những loại hình lưu trú khác. Vậy thì khách sạn là gì? Đặc điểm của loại hình khách sạn tại Việt Nam?
2.1. Khách sạn là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khách sạn, tuy nhiên cách hiểu chung nhất là: “Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác”.
Ở Việt Nam có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Đó là điều kiện thuận lợi để ngành du lịch phát triển thành ngành mũi nhọn. Đây chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của kinh doanh khách sạn.
2.2. Đặc điểm của khách sạn và phân loại
Khách sạn là một loại hình doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Vì vậy, nó cũng mang theo những đặc điểm như một doanh nghiệp:
- Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn.
- Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối lớn.
- Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật.
Các loại hình khách sạn được phân chia tùy vào các tiêu chí khác nhau như tiêu chuẩn xếp hạng sao, theo quy mô phòng, theo khách hàng đặc thù, cụ thể như sau:
- Theo tiêu chuẩn sao: Khách sạn được xếp loại từ 1 sao đến mức cao nhất là 5 sao. Những khách sạn có quy mô càng lớn, có nhiều dịch vụ đi kèm chất lượng thì càng được xếp hạng nhiều sao.
- Theo quy mô phòng:
- Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
- Khách sạn vừa: 151 đến 400 phòng
- Khách sạn lớn: 401 đến 1500 phòng
- Khách sạn Mega: trên 1500 phòng
- Theo khách hàng đặc thù:
- Khách sạn thương mại
- Khách sạn nghỉ dưỡng
- Khách sạn kiểu căn hộ
- Khách sạn bình dân (Hostel)
- Khách sạn ven xa lộ (Motel)
3- So sánh homestay với khách sạn
Sau khoảng thời gian tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19, các chủ đầu tư đang tích cực tái khởi động trở lại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng khi mùa du lịch bắt đầu. Vấn đề khiến nhiều người đau đầu nhất khi chọn đầu tư đó là nên chọn homestay hay khách sạn. Dưới đây là so sánh homestay với khách sạn để chỉ ra những điểm chung và khác nhau của hai loại hình này.
3.1- Điểm giống nhau
Trước khi đi vào so sánh homestay với khách sạn để chỉ ra những điểm khác biệt, hãy cùng chỉ ra những nét giống nhau giữa hai loại hình kinh doanh lưu trú này.
Homestay hay khách sạn đều là những mô hình kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn hạn hoặc dài hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch…). Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú thì điểm chung còn là cung cấp thêm các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe…
Bên cạnh đó, cả homestay và khách sạn đều phải đáp ứng những yêu cầu bắt buộc như phải có giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh theo quy định, an toàn trong thiết kế và duy trì công trình,...
3.2- So sánh homestay với khách sạn qua điểm khác nhau
Bất kỳ loại hình lưu trú nào được xây dựng đều hướng đến những đặc điểm và mục tiêu riêng. Hãy để Ken Kasa chỉ ra những điểm khác nhau qua việc so sánh homestay với khách sạn tại Việt Nam. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:
Tiêu chí |
Homestay |
Khách sạn |
Diện tích |
Diện tích xây dựng homestay không quá lớn, thường rơi vào khoảng 500-1000 (m2) |
Diện tích xây dựng khoảng 1000-2000 (m2) |
Phong cách thiết kế |
Phong cách thiết kế đa dạng, thường tập trung vào nét đơn giản, mộc mạc, tinh tế và gần gũi. Số và số phòng không quá nhiều. |
Phong cách thiết kế tập trung làm nổi bật vẻ sang trọng, nguy nga, tráng lệ. Thường được xây nhiều tầng và nhiều phòng. |
Địa điểm |
Thường tập trung tại những nơi có gần thiên nhiên như khu biển, đồi núi, hoặc những khu có nhiều địa điểm vui chơi, khám phá |
Thường tập trung vào nơi có mật độ dân số cao, các thành phố lớn hoặc khu du lịch trọng điểm |
Thời gian xây dựng |
Khoảng từ 8 tháng đến 1 năm |
Từ 1 năm đến 5 năm |
Chi phí đầu tư |
Tuỳ thuộc vào mô hình xây dựng, chi phí xây dựng thường không quá cao |
Cần số vốn đầu tư xây dựng lớn. Đặc biệt có thể phát sinh nhiều phí từ khi thi công cho tới khi hoàn thành |
Trải nghiệm |
Mang đến sự tự nhiên, thoải mái như ở nhà |
Tạo trải nghiệm sang chảnh, cao quý |
Giá thành |
Giá thành giao động từ 200.000 - 1.000.000 (vnđ)/ người/đêm |
Giá thành giao động từ 500.000 - 5.000.000 (vnđ)/người/đêm |
Mật độ |
Tương đối nhiều, trải dài trên cả nước |
Tập trung tại các thành phố lớn. mật độ không nhiều |
Khách hàng |
Khách hàng chủ yếu là người có thu nhập trung bình khá trở lên, đam mê du lịch trải nghiệm, khám phá |
Phục vụ tệp khách hàng có mức thu nhập khá trở lên. Tập trung đáp ứng những dịch vụ nghỉ dưỡng và hưởng thụ của khách. |
Vận hành |
Bộ máy đơn giản, tinh gọn. |
Đảm bảo đầy đủ các ban điều hành, quản lý, nhân viên. |
Mức độ rủi ro |
Trung bình |
Cao |
Hiệu quả kinh doanh |
Trung bình |
Cao |
Thủ tục đăng ký |
Nhanh gọn |
Phức tạp |
4- Nên lựa chọn homestay hay khách sạn để đầu tư?
Qua việc so sánh homestay với khách sạn ở trên, câu hỏi bây giờ là nên lựa chọn đầu tư vào homestay hay khách sạn? Đối tượng nào nên đầu tư vào khách sạn hoặc homestay?
Thực tế cho thấy, không phải ai bỏ tiền vào xây dựng mô hình du lịch lưu trú, nghỉ dưỡng cũng được như kỳ vọng ban đầu. Với những nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường này cần hoạch định một bài toán kinh doanh rõ ràng nếu không muốn bị thua lỗ.
Một số người chọn đầu tư xây dựng Homestay do mô hình này có đầu tư thấp và thời gian hoàn vốn ngắn. Nó phù hợp hơn cho những người có nguồn vốn trung bình và có thể nhanh chóng bắt đầu khi có thể tự mình quản lý mà không cần quá nhiều nhân lực.
Tuy nhiên thị trường kinh doanh homestay ngày càng bão hoà, việc giữ chân và thu hút du khách cũng là một bài toán khó. Do đó việc tìm kiếm ý tưởng thiết kế độc đáo sẽ là lời giải tuyệt vời cho vấn đề trên. Vì vậy, các chủ đầu tư nên tìm hiểu thêm các mẫu thiết kế Homestay đẹp để có thêm gợi ý cho dự án của riêng mình.
Để đầu tư cho khách sạn, đòi hỏi nhà đầu tư cần có một nguồn vốn lớn. Việc xây dựng khách sạn có quy mô không chỉ cần đầu tư xây dựng, thiết kế mà còn cần một nguồn nhân lực lớn đảm bảo phục vụ khách hàng. Do đó, các nhà đầu tư cần tính toán chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn, nguồn nhân lực trước khi khách sạn đi vào ổn định, tránh những rủi ro không mong muốn.
5- Kết lại
Kinh doanh homestay hay khách sạn vẫn luôn là hướng đi tiềm năng cho những ai có nguồn vốn ổn và muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên, mọi hình thức kinh doanh đều tiềm ẩn rủi ro. Muốn đi đúng hướng và hoạt động ổn, chủ đầu tư hay nhà quản lý cần nắm rõ và đúng khái niệm, đặc trưng của từng loại hình kinh doanh cũng như những ý tưởng thiết kế riêng biệt để dễ dàng thu hút du khách.
Qua những thông tin so sánh homestay với khách sạn mà Ken Kasa cung cấp, hy vọng đây sẽ là những dữ liệu bổ ích giúp các nhà đầu tư có thêm kiến thức trước khi tiến hành dự án. Bên cạnh đó, Ken Kasa luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn thiết kế thi công và cung cấp những mặt hàng nội ngoại thất chất lượng cho mọi công trình. Liên hệ với chúng tôi ngay khi bạn cần giúp đỡ nhé.